Phat su trong mong

From Bvd

Làm Phật Sự Trong Mộng

Sám Hối Không Che Đậy Chưa Từng Có

Nguyên bản Hoa ngữ: Mộng Trung Phật Sự - Không Tiền Đích Vô Già Sám Hối (夢中佛事 - 空前的無遮懺悔)

Pháp Hội Sám Hối Không Che Đậy (nguyên bản Hoa ngữ là Vô Già Sám Hối 無遮懺悔 chữ Già ở đây nghĩa là che đậy – bvd) được tổ chức liên tục từ ngày 25 tháng 1, 1992 và hoàn tất vào ngày 22 tháng 7 (tức 23 tháng 6 âm lịch). Hòa Thượng yêu cầu mọi người tại Vạn Phật Thánh Thành cần để ý đến ngày này vì hai người xuất gia tại Thánh Thành đã lạy ba người huynh đệ đồng tu làm Thầy của họ vào ngày hôm đó. Hai người xuất gia này là một người từ Chicago tên Ching S... và người Việt nam là Ching E.... Tin tức về việc họ lừa dối Hòa Thượng và quản trị sai lầm ngân quỹ của Chùa đã được xuất bản trên báo này trong phần Hoa ngữ trong các số từ 261 – 265.


Bởi vì Hòa Thượng không muốn ruồng bỏ họ và muốn ngăn họ khỏi bị đọa lạc thêm nữa nên ngài đã bảo họ rút thăm chọn từ tên của năm huynh đệ đồng tu. Kết quả họ đã rút được tên của Thầy Hằng Tả, Hằng Phong và Hằng Chương là những người Thầy mới của họ, và họ cũng đuoc Pháp danh mới là Ching S... và Ching E..... Đây là cơ hội để họ có thể xuất gia trở lại và được làm người trở lại. Bài giảng nầy, Hòa Thượng gọi là Làm Phật Sự Trong Mộng “ (Mộng Trung Phật Sự), chứa đựng ý nghĩa Phật Pháp thâm sâu, ban phát rộng lớn giáo pháp phương tiện. Những điểm chính của bài giảng của Hòa Thượng như dưới đây:


Pháp này là bình đẳng, không có cao thấp. Phật pháp thì bình đẳng. Nguyên thủy không có thầy và không có trò. Không có sự phân biệt về thế hệ ở đây. Khi chúng ta trở thành Phật, tất cả chúng ta đều bình đẳng. Tuy nhiên chúng sanh trong thế giới Ta Bà có sự bám chấp rất to lớn: chúng ta bám chấp vào điều thiện, chúng ta bám chấp vào điều ác, một số trong chúng ta bám chấp vào Pháp hữu vi, một số bám chấp vào Pháp vô vi. Chúng ta tạo ra sự phân biệt trên và dưới, chia ra từng phẩm bậc. Đây chỉ là sự phân biệt các tên và loại khác nhau trên thế gian. Chúng ta càng phân biệt chừng nào, chúng ta càng đi xa Phật pháp chừng nấy.


Chúng ta chuyển từ lớn sáng nhỏ, nhưng mặc dầu có sự khác biết về thế hệ, trong việc tu hành chúng ta vẫn muốn phát Bồ Tát nguyện theo Đại thừa. Điều này không giống như ngài Cưu Ma La Thập có vị thầy theo Tiểu Thừa. Sau đó Thầy của ngài quay lại và lạy đệ tử của mình là Cưu Ma La Thập làm Thầy của mình. Đây là chuyển từ nhỏ sang lớn. Tại sao lại làm như vậy? Đó là phá bỏ sự chấp trước của chúng sanh.


Tôi đã nói rằng tôi không nhận họ làm đệ tử, nhưng tôi không muốn từ bỏ họ, do đó tôi sẽ thoả thuận bằng cách yêu cầu họ theo những người Thầy khác. Ý nghĩa sâu xa đằng sau sự việc này là để chế phục tánh kiêu ngạo và xem thường kẻ khác. Mặc dầu họ sẽ lạy những người khác làm Thầy, nhưng họ sẽ được ở trong Đạo Tràng để lập công đức và tiêu trừ tôi chướng của họ. Bổn lai công đức lớn như thế nào đi nữa, thì tội chướng cũng lớn như thế, và dầu chúng ta có nhiều tội đến mấy đi nữa, công đức của chúng ta cũng lớn như vậy. Tại sao như vậy? Đức Phật Thi Khí có nói:


Khởi bao thiện Pháp, vốn là huyễn.

Tạo các ác nghiệp, cũng là huyễn.

Thân như đống bọt, tâm như gió.

Các huyễn không rễ, không thực tướng.


(Khởi chư thiện pháp bổn thị huyễn,

Tạo chư ác nghiệp diệc thị huyễn.

Thân như tụ mạt tâm như phong,

Huyễn chư vô căn vô thật tướng.)


Nếu quý vị nhận ra điều này, thì đừng bao giờ phạm lỗi kiêu ngạo nữa. Lỗi này căn bản là hư huyễn, nhưng sự thật cũng là huyễn. Tại sao quý vị không tìm cái gì chân thật để làm? Tại sao phải làm điều giả, tìm cầu giả danh giả lợi? Thật ra, những việc chúng ta làm hôm nay cũng là huyễn, chúng ta chỉ trong mộng làm Phật sự. Mọi người đều đang trong giấc mộng. Chúng ta mộng thấy chúng ta đến, chúng ta mộng thấy chúng ta đi, nhưng không có gì cố định cả. Không có Pháp cố định. Đây gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.


Nếu trong giấc mộng chúng ta làm điều đúng thì chúng ta có công đức. Nếu làm điều sai thì tạo nghiệp chướng.”


[edit]

Vajra Bodhi Sea issue 267 August 1992

DOING THE BUDDHAS’ WORK IN A DREAM


THE FIRST UNRESTRAINED REPENTANCE

Chen Hsin-Ping


The Unrestrained Repentance Assembly held continuously since January 25th, 1992 was completed on July 22nd (lunar date June 23rd). The Venerable Abbot asked everyone at the City of Ten Thousand Buddhas to pay attention to this date because two left-home people at the City bowed to three of their Dharma brothers as their new masters on that day. These two left-home people are the Chicago native Ching S... and the Vietnamese Ching E.... The news about their cheating of the Venerable Abbot and mismanagement of temple funds was published in Issues #261-265 of this journal?s Chinese edition.


Because the Venerable Abbot could not bear to abandon them and wanted to prevent their falling even lower, he told them to draw lots from among the names of five Dharma brothers. Consequently, they drew the names of Dharma Masters Heng Dzwo, Heng Feng and Heng Jang to be their new masters and they also received the new Dharma names Ching S.... and Ching E... This was their chance to leave home again and to be people again. This lecture, which the Venerable Abbot called "Doing the Work of the Buddhas in a Dream", contains profoundly meaningful Dharma, vastly providing expedient teachings. The main points of the Venerable Abbot?s lecture is as follows:

"This Dharma is level and equal, without any high or low". The Buddha-dharma is level and equal. Originally there was no master and no disciples. There is no distinction in generations here. Once we become Buddhas, we are all equal. However, all the living beings in the Saha world have very great attachments: we attach to good, we attach to evil; some of us attach to conditioned Dharmas, some attach to unconditioned Dharmas. We make distinctions above and below, dividing into grades. This is just discriminating the various names and classifications in the world. The more we make these distinctions, the farther away we go from the Buddha-dharma.


We have turned from the great to the small, but even though there are differences of generation, in cultivation we still want to make Bodhisattvas? vows based on the great vehicle. This is not like the Venerable Kumarajiva, whose teacher followed the lesser vehicle. Later, his teacher returned and bowed to his disciple Kumarajiva as his teacher. This was turning from the small to the great. Why was it done? It was to break living beings? attachments.


I've already said that I don?t acknowledge them as my disciples, but I don?t want to renounce them, so I am going to compromise, by asking them to follow other masters. The deep meaning behind this is to subdue your arrogance and contempt for others. Although they will bow to other masters, they will still stay in the Way-place (monastic community) to establish merit and virtue and eradicate their offences. Now, however large our merit and virtue is, that?s how big our offences are, and however many offences we have, that is how great our merit and virtue is. Why is this so? Shicam Buddha said:


Even though we may amass wholesome Dharmas, they are basically illusory.

Even though we may create offences, these, too are illusions.

The body is nothing more than a heap of foam; the mind is just like a breath of wind.

These illusions have no foundation and no real shape.


If you recognise this, then don?t ever commit the fault of being arrogant again. This fault is basically false and illusory, but the true is also illusory. Why don?t you seek something true to do? Why must you do what?s false, seeking false fame and false profit? In fact, the things we are doing today are also illusory; we are just in the middle of a dream doing the work of Buddhas. Everyone is dreaming. We dream coming and we dream going, but nothing is fixed. There are no fixed Dharmas. This is called Anuttara-samyak-sambodhi.

"In the dream, if we do things right, then we have merit. If we do things wrong, we have offences".

Personal tools