Lieu pham tu huan

From Bvd

Liễu Phàm tứ huấn Viên Liễu Phàm

了凡四訓 袁了凡居士著

Mục lục

Mục lục 1 Chương một : Thay đổi số mạng. 3 Khổng tiên sinh bói số mạng 3 Thuyết sửa đổi số mạng của thiền sư Vân-Cốc 4 Phải có sự chuyển biến mạnh mẽ 5 Phải tìm cầu mọi việc trong tâm 5 Truy tìm nguyên nhân vô phuớc 5 Phước ai nấy hưởng 6 Định mạng do trời, sửa mạng do ta 6 Quyết tâm sửa đổi 7 Trì chú vô niệm 7 Vô niệm nhìn không hai 7 Tu thân là cảnh giác niệm trong lòng 8 Phương pháp trì chú 8 Tu hành suốt ngày đề cao cảnh giác 8 Số mạng bắt đầu đổi 8 Tự kiểm ưu khuyết điểm 9 Nghiêm chỉnh thi hành sổ thiện ác 9 Lời dạy con 10 Đo lường tiến bộ 10 Chương hai : Phương pháp sửa đổi 12 Cử chỉ lời nói, biểu lộ thành bại 12 Yếu tố sửa đổi 12 1. Biết xấu hổ 12 2. Biết lo sợ 12 3. Có lòng cương quyết 13 Hình thức sửa đổi 13 a. Sửa theo viêc 13 b. Sửa trên lý 14 c. Sửa trong tâm 14 Kết quả sửa đổi 15 Chương ba : Phương pháp làm thiện 16 Những câu chuyện làm thiện dư phước cho con cháu. 16 Cứu người chết đuối 16 Xin toà bớt nóng 16 Nhịn ăn cứu tù 17 Tránh giết dân lành 17 Bố thí chân thành 18 Cứu người rét cứng 18 Giúp đỡ ngấm ngầm 18 Giúp nghèo xây công 19 Làm thiện âm thầm không ai biết 19 Chân thành cúng dường xây mái chùa 19 Giúp tù không cần đền đáp 20 Tiêu chuẩn làm thiện 20 Lợi người, dù chửi đánh đều là thiện. Lợi mình, dù kính chiều vẫn là ác. 21 Giúp, thương, tôn kính đời là thiện. Nịnh, ghét, bỡn cợt đời là ác. 21 Dương thiện hưởng tiếng, âm đức hưởng phước. 22 Làm việc thiện phải nghĩ đến hậu quả lâu dài 22 Gặp ác không can thiệp là làm ác 22 Làm ác với động cơ thiện là làm thiện 23 Thiện ác tích trữ như đồ vật, nhanh chậm nhiều ít tuỳ theo mình. 23 Chân thành cúng dường hai xu hơn công đức ngàn lượng vàng 23 Làm thiện vì mình, công đức chỉ phân nữa. Không vì mình, được trọn vẹn 24 Lòng khởi động niệm, dù thân chưa làm, thiện ác đã tạo. 24 Khó nhưng làm được mới là quý 24 Mười điều làm thiện 25 1. Khiến người làm thiện không cần lời 25 2. Thánh phàm khác chỗ lòng kính yêu 25 3. Nâng đỡ người thiện đến nơi chốn 26 4. Khuyên người mê lầm phải khéo léo 26 5. Giúp đỡ nhiều ít không cần biết, ra tay giúp ngay mới là quý 26 6. Xây dựng lợi chung, kêu gọi góp sức 27 7. Tập làm thiện, trước tiên tập bố thí 27 8. Hộ trì chánh pháp 27 9. Tôn kính người trên như tôn kính trời 27 10. Yêu quý mạng sống, nhớ ơn cơm áo 28 Chương bốn : Đức hạnh khiêm tốn 29 Thật thà chất phát, cung kính vâng chìu, thận trọng dè dặt, bị nhục không cãi. 29 Khiêm hạ nghiêm nghị, thản nhiên nhận lỗi 29 Phước sắp đến, trí tuệ mở : lông bông sẽ chửng chạc, láo xược sẽ nghiêm nghị 30 Tạo công đức không cần tốn tiền, giữ niệm thiện trong lòng là đủ 30 Khiêm tốn lòng mở rộng, rộng lượng chứa phước nhiều 31 Có chí như gốc rễ, có rễ mới có trái 31


Chương một : Thay đổi số mạng.

第一篇 立命之學

Khổng tiên sinh bói số mạng


余童年喪父,老母命棄舉業學醫,謂可以養生,可以濟人,且習一藝以成名,爾父夙心也。


Lúc ta(*) còn nhỏ, thân phụ mất sớm. Thân mẫu bảo ta nên bỏ con đường thi cử(**) làm quan mà nên chọn nghề thầy thuốc, vì nghề này vừa có thể sinh sống, vừa có thể giúp người. Hơn nữa, nếu hành nghề giỏi sẽ có tiếng tăm. Đó cũng là ước muốn của cha con vậy.

(*) Liễu Phàm : họ Viên, hiệu Liễu Phàm, tên Huỳnh, tự Khôn Nghị. Người Giang Nam sông Ngô, đời Minh. Sanh năm 1535, mất năm 1609, hưởng thọ 74 tuổi. Sống tại quê vợ ở tỉnh Triết Giang, huyện Gia Thiện. Lúc 16 tuổi đậu Tú tài, 33 tuổi đậu Cử nhân và 52 tuổi đậu Tiến sĩ. Ông viết để lại 4 bài để dạy con của ông là Thiên Khải, sau này cũng đậu tiến sĩ. (**) Thi cử : Ngày xưa Trung Quốc lập chế độ thi cử để tuyển lựa người tài giỏi làm quan.


後余在慈雲寺,遇一老者,修髯偉貌,飄飄若仙,余敬禮之。語余曰:子仕路中人也,明年即進學,何不讀書?余告以故,並叩老者姓氏里居。曰:吾姓孔,雲南人也。得邵子皇極數正傳,數該傳汝。余引之歸,告母。母曰:善待之。試其數,纖悉皆驗。余遂起讀書之念,謀之表兄沈稱,言:郁海谷先生,在沈友夫家開館,我送汝寄學甚便。余遂禮郁為師。

Sau ta gặp một cụ già tại chùa Từ Vân, cụ râu dài oai nghi, phơi phới như tiên. Ta do đó cung kính chào hỏi. Cụ thấy ta bèn nói: « Tướng ngươi có mạng làm quan, năm tới sẽ đậu Tú Tài, sao giờ này còn lang thang ở đây không lo học ? » Ta trình bày nguyên do và đồng thời xin cụ cho biết tên họ và quê quán. Cụ nói: « Ta họ Khổng, người Vân Nam. Ta được chân truyền quyển Hoàng-Cực-Số (*) của ông Thiệu. Ta biết môn này sau này sẽ truyền lại cho ngươi. » Ta mời cụ về nhà và kể lại cho mẹ. Mẹ dặn phải tiếp đãi tử tế và xem cụ đoán số ra sao. Cụ bói cho ta từ việc lớn đến việc nhỏ đều chính xác vô cùng. Làm ta ước mơ trở lại học văn và bàn với ông anh họ Thẩm Xứng. Ông anh nói : « Thầy Úc Hải Cốc đang mở lớp học tại nhà ông Thẩm Hữu Phu, anh sẽ gởi em đến đó học không thành vấn đề. » Ta bèn bái lạy thầy Úc làm thầy.

(*) Hoàng Cực số : Sách Hoàng Cực Kinh Thế Thư , tác giả là Thiệu Khang Thiết. Sách này căn cứ trên Kinh Dịch và số học để bói về thời thế đất nước cũng như vận mệnh của con người.


孔為余起數:縣考童生,當十四名;府考七十一名,提學考第九名。明年赴考,三處名數皆合。 Cụ Khổng lấy số cho ta như sau : Lúc còn là đồng sinh(*), sẽ thi ở Huyện đậu hạng 14, thi ở Phủ hạng 71 và thi ở Đề Đốc(**) hạng 9. Năm tới đi thi, quả thật cả ba nơi đều đậu hạng đúng y như tiên đoán của cụ.

(*) Đồng sinh : học sinh chưa thi đậu lần nào. Đồng sinh theo học ở tư thục (tiểu học tư nhân do một người thầy tổ chức tại địa phương). Sau đó đồng sinh sẽ thi tú tài. Tú tài phải thi ba nơi; huyện, phủ và Đề đốc (tỉnh). Cả 3 nơi đều đậu mới được gọi là đậu tú tài. (**) Đề đốc học viện : là bộ giáo dục cấp tỉnh. Các kỳ thi cử tú tài và cử nhân đều tổ chức tại đó.


復為卜終身休咎,言:某年考第幾名,某年當補廩,某年當貢,貢後某年,當選四川一大尹,在任三年半,即宜告歸。五十三歲八月十四日丑時,當終於正寢,惜無子。余備錄而謹記之。

Cụ Khổng lấy thêm số tốt xấu suốt cuộc đời cho ta. Tiên đoán rằng, năm nào sẽ thi đậu hạng mấy, năm nào sẽ thi vào dự bị lẫm sinh (*), năm nào sẽ lên cống sinh. Sau khi lên cống sinh, đến năm nào sẽ được bổ nhiệm làm huyện trưởng trong tỉnh Tứ-Xuyên, nhưng chỉ làm được ba năm rưỡi rồi sẽ xin về hưu. Năm 53 tuổi, ngày 14 tháng 8, giờ Sửu, sẽ mất tại nhà. Tiếc rằng không con nối dõi. Ta cẩn thận ghi lại tất cả.

(*) Lẫm sinh : Học sinh sau khi đậu tú tài sẽ học ở Học-Cung (trường trung học công lập địa phương) gọi là tiến học. Trong vòng 3 năm đầu phải trải qua 2 kỳ thi : Tuế khảo và Khoa khảo. Nếu thi đậu sẽ được liệt vào danh sách dự bị lẫm sinh gọi là bổ lẫm. Đợi cho đến khi nào có chỗ trống sẽ được đôn lên làm lẫm sinh. Kể từ lẫm sinh trở đi có thể hưởng phụ cấp gạo theo tiêu chuẩn. Lẫm sinh phải thi nhiều lần để lên cõng sinh. Các kỳ thi đều tổ chức tại Đề đốc học viện. Thi đậu cống sinh sẽ coi như mãn khoá Học-Cung, gọi là xuất học hay xuất cõng. Rồi lại phải lên thủ đô Quốc Tử Giám để học tiếp và thi lên tiến sĩ.


自此以後,凡遇考校,其名數先後,皆不出孔公所懸定者。獨算余食廩米九十一石五斗當出貢;及食米七十餘石,屠宗師即批准補貢,余竊疑之。

Từ đó về sau, mỗi lần thi cử đều đậu hạng không ngoài sự tiên đoán của cụ Khổng. Chỉ có một lần, cụ tiên đoán chừng nào phụ cấp lẫm sinh ta lên đến 91,5 thạch(*) gạo mới được lên cống sinh. Nhưng đến khi phụ cấp ta lên đến 70 thạch, quan Tông-Sư họ Đồ trong Đề-đốc-học-viện đã xin cho ta lên dự bị cống sinh. Ta thầm nghi trong bụng rằng cách bói của cụ Khổng chưa chắc chính xác hoàn toàn.

(*) 1 thạch = 100 lit (gao)


後,果為署印楊公所駁,直至丁卯年,殷秋溟宗師見余場中備卷,歎曰:五策,即五篇奏議也,豈可使博洽淹貫之儒,老於窗下乎!遂依縣申文准貢,連前食米計之,實九十一石五斗也。

Nhưng sau đó quả thật vì cấp trên vắng mặt, quan thay thế tạm thời lúc đó là ông Dương, bác bỏ đơn xin này. Mãi cho đến năm Đinh Mão (1627), quan Tông-Sư Ân Thu Minh tình cờ xem lại những bài thi tuyển (*) còn sót lai nơi trường thi, thấy bài thi của ta xuất sắc mà tiếc rằng : « Năm bài thi vấn đáp này đâu có thua những bài tấu nghị(**) trong triều đình. Ta nỡ nào để những học trò tài giỏi như thế mà chôn vùi mãi trong phòng học. » Bèn chiếu theo đơn xin cũ, phê chuẩn cho ta lên dự bị cống sinh. Nếu tính luôn những trợ cấp từ trước đến giờ, vừa đúng 91,5 thạch. (*) Bài thi tuyển : Những giám khảo trong Đề đốc học viện đều do triều đình bổ nhiệm xuống. Trong đó có một chánh chủ khảo, một phó chủ khảo và nhiều giám khảo phòng thi. Mỗi phòng thi có khoảng từ 8 đến 18 thí sinh. Lúc chấm bài, giám khảo phòng thi tuyển lựa những bài xuất sắc cho chủ khảo chấm. Ngoài những bài chủ khảo đã chấm đậu, phần còn lại gọi là bài thi tuyển, trong đó có bài của ông Liễu Phàm.

(**) Tấu nghị : Các quan trong triều đình mỗi khi muốn đề nghị chính sàch đều phải viết trên giấy để trình lên vua xét duyệt gọi là tấu nghị.


余因此益信進退有命,遲速有時,澹然無求矣。

Kể từ đó ta càng tin theo số mạng an bài; mọi việc thăng quan tiến chức, giàu sang phú quý đều có thời có lúc của nó. Vì vậy ta an phận mặc đời đẩy đưa, chẳng mong cầu gì cả.

Thuyết sửa đổi số mạng của thiền sư Vân-Cốc

貢入燕都,留京一年,終日靜坐,不閱文字。己巳歸,游南雍,未入監,先訪雲谷會禪師於棲霞山中,對坐一室,凡三晝夜不瞑目。

Sau khi thi đậu cống sinh, ta lên Yến-Đô (1) học tiếp. Ở đó một năm, suốt ngày ngồi yên không học chữ nào. Đến năm sau Kỷ Tỵ (1629), ta trở về Nam-Ung(2). Nhân dịp Quốc-Tử-Giám(3) còn chưa khai giảng, ta lên núi Thê Hà thăm thiền sư Vân-Cốc Pháp-Hội(4). Ngồi trong phong đối diện với thiền sư ba ngày đêm không chợp mắt.

(1) Yến Đô : Nay tên la Bắc Kinh. (2) Nam Ung = Nam Kinh Bích Ung, nay gọi là Nam Kinh. (3) Quốc Tử Giám : Trường đại học công lập. Đặc biệt trong thời Minh, vì Nam kinh từng là kinh đô nhà Minh, nhưng sau đó dời lên Bắc kinh cho nên thời đó có 2 kinh đô và 2 Quốc Tử Giám. (4) Thiền sứ Pháp Hội : biệt hiệu Vân Cốc. Người Triết Giang. Người ta xưng ngài là tổ thiền tông Trung Hưng. Năm đó thiền sư 69 tuổi, Liễu Phàm 35 tuổi.


雲谷問曰:凡人所以不得作聖者,只為妄念相纏耳。汝坐三日,不見起一妄念,何也?余曰:吾為孔先生算定,榮辱生死,皆有定數,即要妄想,亦無可妄想。

Sau sư hỏi : « Sở dĩ con người không thể trở thành thánh nhân chỉ vì bị những vọng niệm lăng xăng trong lòng không ngừng trồi sụt quấy rầy mà thôi. Ngươi ngồi ba ngày mà không thấy khởi lên một vọng niệm nào, làm sao mà làm được như vậy ?» Ta trả lời rằng : « Sau khi Khổng tiên sinh bói số mạng cho con, con đã thấy cuộc đời sống chết vinh nhục đều do trời đã sắp đặt sẵn. Dù muốn dù không cũng chẳng thay đổi được gì. Suy nghĩ thêm để làm gì » ?

Phải có sự chuyển biến mạnh mẽ


雲谷笑曰:我待汝是豪傑,原來只是凡夫。問其故?曰:人未能無心,終為陰陽所縛,安得無數?但惟凡人有數;極善之人,數固拘他不定;極惡之人,數亦拘他不定。汝二十年來,被他算定,不曾轉動一毫,豈非是凡夫?

Sư cười rằng : « Ta tưởng ngươi là người xuất chúng, không ngờ chỉ là phàm phu ». Ta không hiểu và hỏi tại sao ? Thiền sư trả lời rằng : « Lòng người còn lăng xăng không yên, thì còn bị bị âm dương khí số(*) trói buộc, làm sao có thể bảo là không số mạng được ? Nhưng số mạng chỉ chi phối cho người thường, là những người suốt đời sống xuôi chiều theo tánh mình, không biết thay đổi mà thôi. Còn đối với những người có sự chuyển biến mạnh mẽ thì số mạng không thể chi phối. Như người trở nên quá tốt, sẽ thấy đời đi lên. Ngược lại, người trở nên quá xấu sẽ thấy đời đi xuống. Hai mươi năm nay Khổng tiên sinh cho ngươi thấy được số mạng mà ngươi không thể thay đổi chút nào, vậy không phải phàm phu là gì » ?

(*) Âm dương khí số : Tức là số mạng. Vì mỗi lý luận trong bói số đều suy diễn trên quan niệm âm dương của Kinh Dịch.


Phải tìm cầu mọi việc trong tâm


余問曰:然則數可逃乎?曰:命由我作,福自己求。詩書所稱,的為明訓。我教典中說:求富貴得富貴,求男女得男女,求長壽得長壽。夫妄語乃釋迦大戒,諸佛菩薩,豈誑語欺人?

Ta hỏi thêm : « Không lẽ người ta có thể thoát khỏi sự chi phối của số mạng hay sao » ? Sư rằng : « "Mạng do ta tạo, phước do mình tìm". Kinh-thư và Kinh-Thi đã dạy rõ ràng như thế. Còn kinh Phật cũng dạy : "Mong cầu giàu sang sẽ giàu sang, mong cầu sanh gái trai sẽ có gái trai, mong cầu sống lâu sẽ sống lâu". Này, vọng ngữ là đại giới của đức Thích Ca, chẳng lẽ chư Phật, Bồ tát cũng nói dối lừa gạt ta sao » ?


余進曰:孟子言:求則得之,是求在我者也。道德仁義,可以力求;功名富貴,如何求得?

Ta không đồng ý, nói rằng : « Mạnh tử dạy (*) : "Không tìm thì thôi, tìm sẽ được. Tìm như vậy có ích lợi vì tìm đó là tìm bên trong ta. Còn tìm đúng cách nhưng được hay không là tuỳ thuộc số mạng. Tìm như thế vô ích vì tìm chẳng được, đó là tìm bên ngoài ta". Như nhân nghĩa đạo đức, đó là những gì trong ta, ta có thể đạt được bằng sức mình. Nhưng đi tìm công danh phú quý ngoài ta, tìm như vậy làm sao tìm được ?

(*) Mạnh Tử, chương Tận Tâm : Cầu tắc đắc chi, xá tắc thất chi, thị cầu hữu ích ư đắc dã,cầu tại ngã giả dã 。Cầu chi hữu đạo,đắc chi hữu mệnh,thị cầu vô ích ư đắc dã,cầu tại ngoại giả dã 。


雲谷曰:孟子之言不錯,汝自錯解耳。汝不見六祖說:一切福田,不離方寸;從心而覓,感無不通。求在我,不獨得道德仁義,亦得功名富貴;內外雙得,是求有益於得也。若不反躬內省,而徒向外馳求,則求之有道,而得之有命矣,內外雙失,故無益。

Sư trả lơi : « Mạnh Tử nói rất đúng, chỉ vì ngươi hiểu sai mà thôi. Ngươi không nghe Lục Tổ nói sao ? "Tâm ta như miếng ruộng, phước hoạ do mình trồng". Phải tìm trong lòng mà gieo, không gì mà không được cả. Tìm do ta, không riêng nhân nghĩa đạo đức, mà công danh phú quý cũng sẽ được hết. Trong và ngoài đều được, tìm như vậy mới có ích lợi vì tìm được. Ngược lại, nếu không biết xem xét trong lòng mà tìm cầu bên ngoài, thì tìm có vẻ đúng cách nhưng được hay không lại tuỳ thuộc số mạng. Cuối cùng trong và ngoài đều mất. Vì vậy Mạnh Tử nói "vô ích" là vậy ».


Truy tìm nguyên nhân vô phuớc


因問:孔公算汝終身若何?余以實告。雲谷曰:汝自揣應得科第否?應生子否?

Thiền sư hỏi tiếp: « Khổng tiên sinh lấy số mạng suốt đời cho nhà ngươi thế nào ? » Ta trình bày hết từ đầu đến cuối cho thiền sư. Rồi thiền sư hỏi: « Ngươi tự xét lại xem ngươi có xứng đáng đậu tiến sĩ hay không ? Có xứng đáng có con nối dõi hay không? »


余追省良久,曰:不應也。科第中人,類有福相,余福薄,又不能積功累行,以基厚福;兼不耐煩劇,不能容人;時或以才智蓋人,直心直行,輕言妄談。凡此皆薄福之相也,豈宜科第哉。

Ta tự xét trong lòng khá lâu rồi đáp : «  Dạ, con không xứng. Vi những người thi đậu làm quan là những người có phước. Con không có phước. Hơn nữa, con không lo xây dựng đức hạnh để tạo nền tảng tiếp nhận phước lớn. Tánh con bực bội bồn chồn, chịu không nổi những sự phiền toái vụn vặt xẩy đến trong đời sống. Lòng hẹp hòi không thể bao dung người khác. Thường lấy tài mình chèn ép người khác. Lại thích sao làm vậy, không suy nghĩ cặn kẽ. Lời không thận trọng, thường nói bậy. Những điều như thế đều là tướng vô phước, làm sao xứng đáng con đường khoa cử » ?


地之穢者多生物,水之清者常無魚;余好潔,宜無子者一;和氣能育萬物,余善怒,宜無子者二;愛為生生之本,忍為不育之根;余矜惜名節,常不能捨己救人,宜無子者三;多言耗氣,宜無子者四;喜飲鑠精,宜無子者五;好徹夜長坐,而不知葆元毓神,宜無子者六。其餘過惡尚多,不能悉數。

« Con cũng không đáng có con. Vi chỗ nào dơ thì có nhiều sinh vật, nước trong thì ít tôm cá. Con có tật thích sống sạch cho riêng mình, đó là nguyên nhân thứ nhất không con. Bầu không khí hòa thuận sẽ làm cho mọi loài sanh sôi, mà tánh con lại hay nóng giận bực bội, đó là nguyên nhân thứ hai không con. Yêu thương là nền tảng của sự sanh sôi, còn khắc khe ích kỷ là nguồn gốc của sự không sanh sôi. Con chỉ biết yêu quý danh vọng tiết tháo của mình, thường không thể hy sinh giúp đở người khác, đó là nguyên nhân thứ ba không con. Sức khoẻ con người là nhờ tinh, khí, thần. Con thích nói nhiều hao khí, đó là nguyên nhân thứ tư không con. Con thích uống rượu làm hao tinh, đó là nguyên nhân thứ năm không con. Thường thích ngồi suốt đêm không ngủ làm hao thần đó là nguyên nhân thứ sáu không con. Ngoài ra còn nhiều lỗi lầm, không sao nói hết » .


Phước ai nấy hưởng


雲谷曰:豈惟科第哉。世間享千金之產者,定是千金人物;享百金之產者,定是百金人物;應餓死者,定是餓死人物;天不過因材而篤,幾曾加纖毫意思。

Thiền sư Vân Cốc nghe xong rồi bảo : «  Đâu phải chỉ có vấn đề thi cử mới như vây đâu. Có người hưởng được gia tài hàng tỷ bạc, có người hưởng được gia tài hàng triệu bạc, cũng có người nghèo đến chết đói. Người thấy lý lẽ, biết đó là phước báo mỗi người. Còn người không thấy sẽ giải thích bằng định mệnh, là trời kêu ai nấy dạ. Thật ra trời chẳng qua xử lý trên những gì con người có, chứ có bao giờ thêm bớt chút nào ý riêng của mình đâu » ?


即如生子,有百世之德者,定有百世子孫保之;有十世之德者,定有十世子孫保之;有三世二世之德者,定有三世二世子孫保之;其斬焉無後者,德至薄也。

« Vấn đề sinh con nối dõi cũng vậy, có người tích lũy được trăm đời công đức sẽ dư lại cho trăm đời con cháu hưởng. Người có tích lũy được mười đời công đức sẽ dư lại cho mười đời con cháu hưởng. Người chỉ tích lũy được hai ba đời công đức thì chỉ dư lại cho hai ba đời con cháu hưởng. Còn những người vô hậu thì thấy rõ phước họ không còn gì nữa ».


汝今既知非。將向來不發科第,及不生子相,盡情改刷;務要積德,務要包荒,務要和愛,務要惜精神。從前種種,譬如昨日死;從後種種,譬如今日生;此義理再生之身也。

« Nay ngươi đã thấy vấn đề thì phải hết lòng sửa lại những nguyên nhân làm cho không đậu tiến sĩ cũng như không con nối dõi. Phải tích trữ công đức, phải bao dung lỗi lầm người khác, phải hoà thuận yêu thương mọi người và phải giữ gìn sức khoẻ. Những gì từ trước đến nay coi như đã chết đi, từ nay về sau phải sống lại như một người hoàn toàn đổi mới, một người sống bằng nghĩa và lý chứ không phải một người tầm thường bằng xương thịt nữa ».


Định mạng do trời, sửa mạng do ta

夫血肉之身,尚然有數;義理之身,豈不能格天。太甲曰:天作孽,猶可違;自作孽,不可活。詩云:永言配命,自求多福。孔先生算汝不登科第,不生子者,此天作之孽,猶可得而違;汝今擴充德性,力行善事,多積陰德,此自己所作之福也,安得而不受享乎?

« Phàm phu sống bằng xương thịt lẽ di nhiên bị lệ thuộc vào số mạng. Nhưng con người sống bằng nghĩa và lý không lẽ không cảm động được trời để thay đổi số mạng hay sao ? Trang Thái Giáp trong kinh Thư có nói : "Chúng ta có thể tránh khỏi tai hoạ do trời đã đặt. Nhưng chúng ta không thể chạy thoát hậu quả do chính mình làm". Kinh Thi cũng có nói : "Việc làm mình phải phù hợp với ý trời mới tạo được nhiều phước cho mình". Khổng tiên sinh đoán ngươi không đậu tiến sĩ, không con nối dõi, tuy đó là số trời đã định nhưng vẫn có thể không tuân theo. Nhưng từ nay về sau ngươi phải trau dồi thật nhiều tánh hạnh đạo đức, hết lòng làm thiện, tích trữ âm đức. Phước này do mình tạo, không hưởng sao được » ?


易為君子謀,趨吉避凶;若言天命有常,吉何可趨,凶何可避?開章第一義,便說:積善之家,必有餘慶。汝信得及否?

« Mục đích của Kinh Dịch là giúp cho con người biết tìm phước tránh hoạ. Nếu nói số mạng không đổi thì làm sao mà tìm phước tránh hoạ được ? Ngay chương đầu của Kinh Dịch đã nói : "Gia đình làm thiện, ắt dư phước cho con cháu". Ngươi có tin những điều đó không » ?


Quyết tâm sửa đổi

余信其言,拜而受教。因將往日之罪,佛前盡情發露,為疏一通,先求登科;誓行善事三千條,以報天地祖宗之德。

Ta hoàn toàn tin phục những lời dạy của thiền sư và quỳ sụp xuống xin thọ giáo. Trước bàn thờ Phật, ta viết hết tất cả tội trạng từ trước đến nay để xin sám hối. Sau đó ta xin cầu được đậu cử nhân và hứa sẽ làm ba ngàn điều thiện để đền đáp ân đức nuôi dưỡng của trời đất và tổ tiên.


Trì chú vô niệm

雲谷出功過格示余,令所行之事,逐日登記;善則記數,惡則退除,且教持準提咒,以期必驗。

Vân Cốc thiền sư đưa cho ta cuốn sổ thiện ác (*), bảo ta phải ghi hết những điều thiện ác đã làm trong ngày; thiện được điểm, ác trừ điểm. Ngoài ra còn dạy ta trì chú Chuẩn-Đề và chờ ngày ứng nghiệm.

(*) Sổ thiện ác : là cuốn sổ ghi hết những tiêu chuẩn thiện ác và số điểm tương đương để hành giả có thể dựa vào đó mà tự cho điểm thiện ác.


語余曰:符籙家有云:不會書符,被鬼神笑;此有秘傳,只是不動念也。執筆書符,先把萬緣放下,一塵不起。從此念頭不動處,下一點,謂之混沌開基。由此而一筆揮成,更無思慮,此符便靈。凡祈天立命,都要從無思無慮處感格。

Thiền sư dạy ta rằng : « Những người chuyên vẽ bùa chú cho rằng : "Vẽ bùa không đúng cách sẽ bị quỷ thần chê". Bí quyết vẽ bùa là vẽ trong lúc niệm không động mà thôi. Khi tay cầm viết vẽ bùa, trước hết phải buông hết mọi duyên(*) xuống, không nổi lên một trần(**) nào. Rồi từ chỗ niệm chưa động mới chấm viết xuống, chấm đó gọi là "hỗn độn khai cơ". Rồi vẽ một hơi liên tục đến hết. Trong lúc vẽ, lòng không suy nghĩ bùa mới linh. Cầu trời đổi mạng cũng vậy, phải cảm ứng trong lúc niệm không động ».

(*) Nhân duyên : Nhân là nguyên nhân trực tiếp trong lòng đưa đến hậu quả. Duyên là nguyên nhân gián tiếp ngoại lai đưa đến hậu quả. Đây ý chì phải buông hết mọi vấn đề buồn vui lo sầu trong đời sống. (**) Trần : Đây ý chỉ đứng trước ngoại cảnh mà lòng không động. Sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Là đối tượng của tâm qua 6 giác quan là mắt tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Vô niệm nhìn không hai


孟子論立命之學,而曰:夭壽不貳。夫夭與壽,至貳者也。當其不動念時,孰為夭,孰為壽?細分之,豐歉不貳,然後可立貧富之命;窮通不貳,然後可立貴賤之命;夭壽不貳,然後可立生死之命。人生世間,惟死生為重,曰夭壽,則一切順逆皆該之矣。

« Mạnh tử nói về số mạng (*) rằng : "Yểu thọ không hai, lấy cảnh giác để tu thân, rồi mới an trụ trong bất cứ hoàn cảnh nào". Về vấn đề "yểu và thọ", nếu ai cho là hai việc khác nhau, thì xin quan sát hai việc này trong lúc niệm không động, trong tâm trạng đó, thế nào là yểu? Thế nào là thọ? Suy diễn ra, nhìn giàu nghèo không hai rồi mới sống an vui trong giàu nghèo. Nhìn phước họa không hai rồi mới không bận tâm trong thân phận quý hèn. Nhìn yểu thọ không hai rồi mới sống chết tự tại. Con người đều cho sống chết là việc quan trọng. Cho nên Mạnh Tử ở đây chỉ đề cập đến vấn đề yểu thọ mà thôi. Hiểu được yểu thọ không hai thì sẽ hiểu hết mọi việc thuân nghịch trên đời đều như vậy cả » .

(*) Mạnh Tử, chương Tận Tâm : "Yểu thọ bất nhị, tu thân dĩ sĩ chi, sở dĩ lập mạng dã" Tu thân là cảnh giác niệm trong lòng


至修身以俟之,乃積德祈天之事。曰修,則身有過惡,皆當治而去之;曰俟,則一毫覬覦,一毫將迎,皆當斬絕之矣。到此地位,直造先天之境,即此便是實學。

« Còn vấn đề " Lấy cảnh giác để tu thân" là về việc tích trữ đức hạnh và cầu trời đổi mạng. Chữ "tu" có nghĩa là tu sửa hành vi. Khi lời nói, hành động hay ý nghĩ có gì không tốt đều phải sửa ngay. Còn chữ "cảnh giác" là công phu theo dõi niệm trong lòng. Khi trong lòng vừa khởi lên một chút ước mong thầm kín không chánh đáng hay một chút ý nghỉ vẩn vơ không cần thiết đều phải phát giác liền và không theo. Khi làm được như vậy thì mới có thể đi thẳng vào cảnh giới tiên thiên(*), học được như vậy mới thật sự là học ».

(*) Cảnh tiên thiên : Tấm lòng ban sơ trong sáng chưa bị ô nhiệm bởi tư tưởng trần tục. Phương pháp trì chú


汝未能無心,但能持準提咒,無記無數,不令間斷,持得純熟,於持中不持,於不持中持。到得念頭不動,則靈驗矣。

Hiện giờ ngươi còn chưa đạt đến trình độ vô tâm, cho nên phải trì chú Chuẩn Đề(*). Trì liên tục không ngừng, không cần đếm số, cũng không cần nhớ. Trì đến thuần thục sẽ đến trạng thái trì như không trì, không trì mà trì. Trì đến lúc niệm không khởi sẽ thấy linh nghiệm.

(*) Bồ tát Chuẩn Đề : là bồ tát Quan Thế Âm ứng hiện trong mật tông


Tu hành suốt ngày đề cao cảnh giác

余初號學海,是日改號了凡;蓋悟立命之說,而不欲落凡夫窠臼也。從此而後,終日兢兢,便覺與前不同。前日只是悠悠放任,到此自有戰兢惕厲景象,在暗室屋漏中,常恐得罪天地鬼神;遇人憎我毀我,自能恬然容受。

Ta trước đây hiệu là Học Hải. Kể từ ngày đó ta đổi hiệu(*) thành Liễu Phàm. Liễu là chấm dứt. Vì đã hiểu rõ làm sao thay đổi số mạng. Không muốn rơi trở vào khuôn khổ của phàm phu nữa. Từ đó trở đi, ta hoàn toàn khác hẵn ngày xưa. Ngày xưa cẩu thả buông lung, bây giờ suốt ngày đề cao cảnh giác. Ở nơi phòng tối không ai thấy mà ta vẫn thường lo âu, không biết có làm mất lòng thiên địa quỷ thần không ? Nếu có ai thù ghét ta, hủy báng ta, ta có thể cam chịu một cách thản nhiên.

(*) Hiệu : Người xưa có họ, tên, tự và hiệu. Tên do cha mẹ đặt, không thể đổi được. Khi còn nhỏ, được mọi người gọi bắng tên. Nhưng khi con trai đến lúc 20 tuổi sẽ làm lễ Quán(lễ đội mũ). Lễ đó nói lên người con trai đã trưởng thành. Trong buổi lễ đó bạn bè tặng con trai đó một chữ, gọi là tự. Kể từ ngày đó, để tỏ sự tôn trọng, ai cũng phài gọi bằng tự, chỉ có cha mẹ và thầy giáo mới có quyền trực tiếp gọi bằng tên, còn người ngoài nếu gọi bằng tên sẽ xem như sĩ nhục mình. Nếu muốn tôn trọng hơn nữa thì gọi bằng hiệu như Viên Liễu Phàm. Và tôn trọng hơn nữa gọi bằng tên địa phương như Đại sư Thiên-Thai thay vì đại sư Trí-Giả. Vì Thiên-Thai là tên của núi mà ngài hành đạo ở đó.


Số mạng bắt đầu đổi

到明年禮部考科舉,孔先生算該第三,忽考第一;其言不驗,而秋闈中式矣。

Đến năm sau, ta thi khoa cử(*) ở Bộ Lễ(**). Khổng tiên sinh tiên đoán ta sẽ đậu hạng ba, nhưng ta đột nhiên đậu hạng nhất. Ông nói mạng ta không có cử nhân. Nhưng đến mùa thu năm ấy, ta lại đậu cử nhân. Lời tiên đoán của Khổng tiên sinh không còn linh nghiệm nữa.

(*) Khoa cử : Tú tài muốn thi lên cử nhân đều phải trãi qua môt kỳ thi ở Bộ Lễ gọi là Khoa Cử. Nếu thi đậu khoa cử mới có thể tham dự Hương Thi (thi cử nhân). Hương thi tổ chức tại tỉnh vào mùa thu tháng tám mỗi năm. (**) Bộ Lễ : Ngày xưa một nước có 6 Bộ ; Bộ Si, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công. Bộ Lễ tương đương bô giáo dục ngày nay.


Tự kiểm ưu khuyết điểm


然行義未純,檢身多誤;或見善而行之不勇,或救人而心常自疑;或身勉為善,而口有過言;或醒時操持,而醉後放逸;以過折功,日常虛度。自己巳歲發願,直至己卯歲,歷十餘年,而三千善行始完。

Tuy nhiên, ta làm thiện còn chưa quen, mỗi lần kiểm điểm lại đều thấy nhiều sơ sót; Như làm việc thiện mà không mạnh dạn, cứu giúp người mà không dứt khoát. Hoặc thân làm thiện một cách miễn cưỡng, nhưng miệng vẫn còn lời xấu ác. Hoặc lúc tĩnh táo còn giữ được thái độ nghiêm chỉnh, nhưng khi say sưa rồi thì buông tuồng. Điểm làm thiện tích trữ khá nhiều, nhưng điểm lầm lỗi cũng không ít. Hai điểm khấu trừ qua lại, cuối cùng thường thấy thời gian trôi đi mà điểm thiện chẳng tăng lên được bao nhiêu. Ta phát nguyện vào năm Kỷ Tị(1629) nhưng mãi đến năm Kỷ Mão( 1639), trãi qua mười năm trời, mới làm xong ba ngàn điều thiện.


時方從李漸庵入關,未及回向。庚辰南還。始請性空、慧空諸上人,就東塔禪堂回向。

Lúc đó ta cùng ông Lý Tiệm Ấn mới từ Quan Hải Sơn trở về, chưa kịp hồi hướng. Mãi đến năm sau, năm Canh Thìn(1640), trở về miền nam, liền thỉnh các vị pháp sự Tính Không, Tuệ Không làm lễ hồi hướng tai thiền đường Đông Tháp.


Nghiêm chỉnh thi hành sổ thiện ác


遂起求子願,亦許行三千善事。辛巳、生男天啟。余行一事,隨以筆記;汝母不能書,每行一事,輒用鵝毛管,印一硃圈於曆日之上。或施食貧人,或買放生命,一日有多至十餘圈者。至癸未八月,三千之數已滿。復請性空輩,就家庭回向。九月十三日,復起求中進士願,許行善事一萬條,丙戌登第,授寶坻知縣。


Tiếp theo, ta phát nguyện cầu sanh con và cũng hứa làm ba ngàn điều thiện. Năm Tân Tị (1641) sanh con đặt tên là Thiên Khải. Mỗi khi ta làm một điều thiện liền lấy viết ghi vào sổ. Mẹ của con(*) không biết chữ, mỗi khi xong một điều thiện, chỉ có thể lấy lông ngỗng khoanh một vòng mực đỏ lên trên lịch. Làm thiện như cho người nghèo ăn, có khi phóng sanh. Đôi khi làm được hơn mười vòng đỏ trong một ngày. Chỉ cần hai năm, đến tháng tám năm Quý Mùi(1643), ba ngàn điều thiện đã làm đầy đủ. Lại thỉnh các vị pháp sư Tính Không hồi hướng tại nhà. Ngày 13 tháng chín năm ấy, ta lại phát nguyện làm mười ngàn điều thiện để cầu xin đậu tiến sĩ. Ba năm sau, năm Bính Tuất(1646) ta thi đậu tiến sĩ, được bổ nhiệm chức huyện trưởng huyện Bảo Đề.

(*) Bài này là lá thư của Liễu Phàm viết cho con.


余置空格一冊,名曰治心編。晨起坐堂,家人攜付門役,置案上,所行善惡,纖悉必記。夜則設桌於庭,效趙閱道焚香告帝。


Ta chuẩn bị một cuốn sổ đặt tên là Sổ-Trị-Tâm. Mỗi sáng đến toà làm việc ta đều dặn người trong nhà đem cuốn sổ đó trao cho lính gác cổng toà để đem lên bàn làm việc của ta. Mọi điều thiện ác ta làm trong ngày, dù lớn hay nhỏ, đều phải ghi vào. Ban đêm ta noi gương ông Triệu Duyệt Đạo(*), đặt bàn trên sân, đốt nhan khai báo cho Ngọc Hoàng những việc đã làm trong ngày.

(*) Triệu Duyệt Đạo : Họ Triệu, hiệu Duyệt Đạo, tên Biện, người đời Tống, làm quan Điện Trung Thị Ngự Sử. Ngự Sử là chức chuyên môn điều tra các vụ tham nhủng bất công của các quan cao cấp. Ông Triệu xử lý nghiêm minh. Có biệt danh là « Thiết Diện Ngự Sử ». Lúc ông mất, Vua truy phong ông hai chữ « Thanh Hiến » . Kể từ đó người ta tôn xưng ông là Thanh Hiến Công.


汝母見所行不多,輒顰蹙曰:我前在家,相助為善,故三千之數得完;今許一萬,衙中無事可行,何時得圓滿乎?

Mẹ con thấy điều thiện không làm được bao nhiêu, thường nhíu mày rầu rỉ mà nói : « Trước kia thiếp ở nhà giúp chàng làm thiện, ba ngàn điều vẫn có thể làm xong. Nay phát nguyện mười ngàn điều, mà đời sống mới trong phủ quan lại không nhiều dịp làm thiện, biết đến bao giờ mới làm xong ».


夜間偶夢見一神人,余言善事難完之故。神曰:只減糧一節,萬行俱完矣。蓋寶坻之田,每畝二分三釐七毫。余為區處,減至一分四釐六毫,委有此事,心頗驚疑。適幻余禪師自五臺來,余以夢告之,且問此事宜信否?師曰:善心真切,即一行可當萬善,況合縣減糧、萬民受福乎?吾即捐俸銀,請其就五臺山齋僧一萬而回向之。

Có môt đêm ta nằm chiêm bao gặp một vị thần nhân, ta than rằng : « Mười ngàn điều thiện khó mà làm xong ». Thần nhân bảo : « Nội trong vụ giảm thuế đã đầy đủ công đức cho mười ngàn điều rồi ». Ta tỉnh dậy nhớ lại thật sự có chuyện này: Vì thuế ruộng ngày xưa trong huyện Bảo Đề mỗi mẫu phải đóng hai phân ba ly bảy hào. Ta có điều chỉnh lại và giảm xuống thành một phân bốn ly sáu hào. Nhưng việc đó có xứng đáng mười ngàn điều thiện hay sao ? Lòng ta vẫn lo lắng nghi ngờ. May có thiền sư Huyền Dư mới từ Ngũ Đài Sơn đến. Ta kể giấc mơ cho thiền sư nghe và hỏi giấc mơ này có đáng tin không? Sư nói : « Nếu có lòng tha thiết làm thiện thì làm một điều có thể tương đương với mười ngàn điều. Huống hồ cả huyện đều được giảm thuế, toàn dân đều được hưởng ». Ta bèn đem tiền lương cúng dường, nhờ thiền sư lúc trở về Ngũ Đài Sơn làm trai tăng một vạn người và xin đem công đức ấy hồi hướng.


Lời dạy con


孔公算予五十三歲有厄,余未嘗祈壽,是歲竟無恙,今六十九矣。書曰:天難諶,命靡常。又云:惟命不於常,皆非誑語。吾於是而知,凡稱禍福自己求之者,乃聖賢之言。若謂禍福惟天所命,則世俗之論矣。

Khổng tiên sinh đoán ta năm 53 tuổi sẽ mất, tuy ta chưa hề cầu sống lâu, nhưng đến năm đó vẫn bình an trôi qua. Đến năm nay ta đã 69 tuổi(*) rồi. Kinh Thư nói : « Thiên mạng không nên tin, vì mạng người không cố định ». Lại nói : « Chỉ có mạng người mới có thể thay đổi ». Những lời trên không sai chút nào. Ta nhờ vậy mà hiểu được rằng : những ai cho rằng họa phúc là do mình tạo thì đó là lời thánh hiền. Còn cho là trời định, thì đó chẳng qua là lý luận của giới phàm tục mà thôi.

(*) Liễu Phàm sống đến 74 tuổi.


汝之命,未知若何?即命當榮顯,常作落寞想;即時當順利,當作拂逆想;即眼前足食,常作貧窶想;即人相愛敬,常作恐懼想;即家世望重,常作卑下想;即學問頗優,常作淺陋想。

Số mạng của con chưa biết sẽ ra sao. Cho dù con đang sống trong vinh quang, lỗi lạc, cũng phải nghĩ như đang thất bại, bị bỏ rơi. Cho dù gặp thời thuận lợi, suông sẽ, nên nghỉ như gặp xui xẽo, trắc trở; Cho dù đời sống hiện giờ ăn mặc đầy đủ vẫn phải nghĩ như đang nghèo đói, thiếu thốn. Cho dù được người quý trọng kính yêu cũng phải nghĩ như sợ hãi lo âu. Cho dù sống trong danh vọng, uy quyền đều phải nghĩ như mình còn thấp hèn. Cho dù có học thức giỏi cũng phải nghĩ như mình còn nông cạn.


遠思揚祖宗之德,近思蓋父母之愆;上思報國之恩,下思造家之福;外思濟人之急,內思閑己之邪。

Nhìn xa phải nghĩ đến truyền bá đức hạnh của tổ tiên. Nhìn gần phải nghị đến che giấu lỗi lầm của cha mẹ. Nhìn trên phải nghĩ đến đền ơn tổ quốc. Nhìn dưới phải nghỉ đến tạo hạnh phúc cho gia đình. Đối ngoại phải nghĩ đến giúp người lúc cần. Đối nội phải nghỉ đến ngăn chặn ý nghĩ tà xấu của mình.


Đo lường tiến bộ


務要日日知非,日日改過;一日不知非,即一日安於自是;一日無過可改,即一日無步可進;天下聰明俊秀不少,所以德不加修、業不加廣者,只為因循二字,耽閣一生。

Mỗi ngày đều phải thấy lỗi sửa sai. Nếu một ngày không thấy lỗi tức là ngày ấy hài lòng trôi qua. Như vậy phải xem như mất đi một ngày cơ hội để tiến bộ.Trong thế gian này không thiếu gì người thông minh tài giỏi. Nếu những người ấy không chịu trau dồi thêm đức hạnh, không chịu mở mang thêm sự nghiệp, chẳng qua chỉ vì thích an vui hiện tại, không muốn cải sữa mà thôi. Uổng phí cả một đời.


雲谷禪師所授立命之說,乃至精至邃、至真至正之理,其熟玩而勉行之,毋自曠也。

Thuyết lập mang của thiền sư Vân Cốc là một lý lẽ tinh túy nhất, thâm thuý nhất, chân thực nhất, đúng đắn nhất mà con phải gắng sức nghiền ngẫm cho kỹ rồi hết lòng áp dụng trong đời sống, đừng để thì giờ uổng trôi.


Chương hai : Phương pháp sửa đổi

第二篇 改過之法

Cử chỉ lời nói, biểu lộ thành bại


春秋諸大夫,見人言動,億而談其禍福,靡不驗者,左國諸記可觀也。

Vào thời đại Xuân Thu(*), người ta chỉ cần nhìn cử chỉ lời nói của một người là có thể biết người ấy sẽ thành công hay thất bại. Những lời tiên đoán đó luôn luôn chính xác. Chúng ta có thể cứu xét những chuyện ấy qua các cuốn sách sử như Tả Truyện(**) hay Quốc ngữ(**).

(*) Xuân Thu : Vào cuối đời nhà Chu (khoảng 500 năm trước tây lịch), thế lực của Chu vương suy yếu, các chư hầu không còn thần phục sự cai trị của Chu vương nữa. Thời đại đó là thời đại Xuân Thu. Khổng Tử sống trong thời đại đó, thấy xã hội loạn lạc, đạo đức chôn vùi, Khổng Tử ghi hết mọi chuyện xẩy ra vào cuốn sách sử mang tên là Xuân Thu. (**) Tả Chuyện, Quốc Ngữ : là hai cuốn sách sử nổi tiếng vào thời đại Xuân Thu. Quốc Ngữ ghi chép những chính trị lớn của các nước. Cón Tả Chuyện ghi lại những chuyện nhỏ hơn.


大都吉凶之兆,萌乎心而動乎四體,其過於厚者常獲福,過於薄者常近禍;俗眼多翳,謂有未定而不可測者。

Nói chung, mọi dấu hiệu hoạ phước sấp xẩy đến đều nẩy mầm từ nội tâm rồi biểu hiện ra ngoài hành vi con người. Như người nhân hậu rộng lượng sẽ có thái độ chững chạc bình tĩnh, thường được phước. Người khắc khe hẹp hòi sẽ có thái độ bộp chộp nóng nẩy, thường gặp họa. Người thường không thấy xa, tưởng rằng họa phước là việc may rủi không thể tiên đoán trước được.


至誠合天,福之將至,觀其善而必先知之矣。禍之將至,觀其不善而必先知之矣。今欲獲福而遠禍,未論行善,先須改過。

Theo nguyên tắc, lòng chân thành là lòng hạp với trời. Muốn đoán phước sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng thiện hay không. Muốn đoán hoạ sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng ác hay không. Muốn tìm phước tránh họa, điều cần thiết nhất là việc sửa lỗi bản thân, sau mới nói đến việc làm thiện.


Yếu tố sửa đổi

1. Biết xấu hổ

但改過者,第一、要發恥心。思古之聖賢,與我同為丈夫,彼何以百世可師?我何以一身瓦裂?耽染塵情,私行不義,謂人不知,傲然無愧,將日淪於禽獸而不自知矣;世之可羞可恥者,莫大乎此。孟子曰:恥之於人大矣。以其得之則聖賢,失之則禽獸耳。此改過之要機也。

Người muốn sửa lỗi, việc đầu tiên là phải biết xấu hổ. Nghĩ đến các bậc thánh hiền ngày xưa cũng là con người như chúng ta, nhưng tại sao họ có thể là gương mẩu ngàn đời mà chúng ta lại thân bại danh liệt. Vì ta đắm mê trần duyên, lén làm những việc trái với lương tâm, tưởng không ai biết liền ưởn ngực làm như vô tội. Như vậy sẽ có ngày sống như con thú mà không hay. Trên đời không gì xấu hổ cho bằng điều đó. Mạnh tử nói: « "Biết xấu hổ" đối với con người rất quan trọng». Người biết xấu hỗ sẽ ngang hàng với thánh hiền, còn không biết xấu hổ thì chẳng khác gì như con thú. Đó là chỗ then chốt của việc sửa lỗi.


2. Biết lo sợ


第二、要發畏心。天地在上,鬼神難欺,吾雖過在隱微,而天地鬼神,實鑒臨之。重則降之百殃,輕則損其現福;吾何可以不懼?

Điều thứ hai là phải biết lo sợ. Trên có trời dưới có đất, chúng ta không thể qua mặt được quỷ thần. Dù chúng ta ở nơi kín đáo mà thiên địa quỷ thần vẫn hằng theo dõi ta. Nếu ta có lỗi nặng ắt sẽ giáng ta trăm điều tai hoạ. Nếu có lỗi nhẹ ắt sẽ giảm liền phước thọ. Chúng ta không lo sợ sao được?

不惟此也。閒居之地,指視昭然;吾雖掩之甚密,文之甚巧,而肺肝早露,終難自欺;被人覷破,不值一文矣,烏得不懍懍? Không những thế, ở những nơi riêng tư không ai thấy đều có quỷ thần canh phòng gắt gao. Dù ta che giấu tội lỗi kín đáo, nguỵ trang khéo léo chăng nữa, nhưng đối với họ, những gì ta nghĩ trong lòng họ đều biết hết, không lừa gạt được ai. Một khi bị người khác biết rõ thì ta không còn giá trị gì nữa. Vậy không lo sợ sao được ?


不惟是也。一息尚存,彌天之惡,猶可悔改;古人有一生作惡,臨死悔悟,發一善念,遂得善終者。謂一念猛厲,足以滌百年之惡也。譬如千年幽谷,一燈纔照,則千年之暗俱除;故過不論久近,惟以改為貴。

Không những thế, dù là tội lỗi đầy trời, nếu ta còn một hơi thở vẫn còn có thể hối cải kịp thời. Người xưa có người cả đời làm ác, nhưng trước khi lìa đời, ăn năn lỗi lầm, phát một niệm thiện, liền được qua đời trong an lành. Cho nên người ta nói : « Một niệm mãnh liệt, cũng đủ để tẩy sạch được tội ác trăm năm ». Tỷ như một hang cốc tối tăm ngàn năm, vừa thắp lên ngọn đuốc thì ngàn năm tối tăm ấy liền tan mất. Cho nên không cần biết là tội lỗi nhiều ít hay lâu mau, điều quan trọng là phải biết hối cải.


但塵世無常,肉身易殞,一息不屬,欲改無由矣。明則千百年擔負惡名,雖孝子慈孫,不能洗滌;幽則千百劫沉淪獄報,雖聖賢佛菩薩,不能援引。烏得不畏?

Nhưng đời người vô thường, thân thể dễ hoại. Một khi hơi thở thở ra không hít vào nữa thì lúc đó muốn hối cải cũng đã muộn. Trên trần gian này cũng đã mang tiếng xấu. Tuy có con hiếu cháu ngoan vẫn không cách nào rửa sạch dùm được. Dưới cõi âm sẽ bị đoạ vào địa ngục ngàn kiếp, dù thánh hiền, phật, bồ tát, có lòng thương xót chăng nữa cũng chẳng thể cứu vớt được gì. Vậy không lo sợ sao được ?


3. Có lòng cương quyết


第三、須發勇心,人不改過,多是因循退縮;吾須奮然振作,不用遲疑,不煩等待。小者如芒刺在肉,速與抉剔;大者如毒蛇嚙指,速與斬除,無絲毫凝滯,此風雷之所以為益也。

Thứ ba, là có lòng cương quyết. Con người không muốn sửa lỗi chỉ vì trốn tránh không dám đương đầu với sự thật. Chúng ta phải phấn chấn lên, không do dự, không chần chừ. Phạm lỗi lầm nhỏ như bị gai đâm, phải lễ ngay tại chỗ. Phạm lỗi lầm lớn như bị rắn độc cắn ngón tay, phải chặt liền tức khắc. Phải dứt khoát không chút chần chừ do dư. Làm được như vậy mới có ích lợi như quẻ Phong Lôi(*) vậy.

(*) Quẻ Phong Lôi : Trong Kinh Dich, quẻ Phong Lôi là một quẻ mang đặc tính ích lợi. Ví gió thổi và sấm nổ hổ trợ lẫn nhau mà tạo ích lợi.


具是三心,則有過斯改,如春冰遇日,何患不消乎?然人之過,有從事上改者,有從理上改者,有從心上改者;工夫不同,效驗亦異。 Nếu đầy đủ cả ba yếu tố trên thì gặp lỗi mới có thể sửa liền được. Như tuyết xuân gặp nắng rọi, lỗi lầm nào chẳng không tiêu tan ? Nhưng lỗi lầm con người có thể sửa trên sự viêc, sửa theo lý luận hay sửa trong nội tâm. Hình thức sửa khác nhau và kết quả đem lại cũng khác nhau. Hình thức sửa đổi


a. Sửa theo viêc


如前日殺生,今戒不殺;前日怒詈,今戒不怒;此就其事而改之者也。強制於外,其難百倍,且病根終在,東滅西生,非究竟廓然之道也。

Như hôm trước sát sanh, nay cấm sát sanh. Như hôm trước nóng giận, nay cấm nóng giận. Như vậy là sửa trên sư việc. Kềm ngọn mà không sửa gốc, đều đó rất khó, vì gốc bịnh vẫn còn. Kềm được tật này, tật khác lại trồi lên. Cho nên sửa ngọn không phải là môt phương pháp trừ sạch được bịnh gốc.


b. Sửa trên lý


善改過者,未禁其事,先明其理;如過在殺生,即思曰:上帝好生,物皆戀命,殺彼養己,豈能自安?且彼之殺也,既受屠割,復入鼎鑊,種種痛苦,徹入骨髓;己之養也,珍膏羅列,食過即空,疏食菜羹,儘可充腹,何必戕彼之生,損己之福哉?

Người khéo sửa lỗi, trước khi đặt điều cấm phải biết suy nghĩ lý do tại sao. Như lỗi sát sanh, phải hiểu rằng : Trời thích muôn loài được sống, không thích tàn sát. Mỗi loài vật đều muốn sống, đều sợ chết. Giết chúng để nuôi thân ta, lương tâm nào chấp nhận? Hơn nữa, đối với những loài vật bị giết, nào bị dao cắt, nào bị chảo chiên, những khổ đau đớn, thấu đến cốt tủy. Còn đối với chúng ta, giết chúng để làm ra cao lương mỹ vị, ăn xong rồi cũng hết. Nếu ta thay thế bằng ăn chay vẫn có thể no bụng. Tại sao lại phải giết chúng để tổn phước của mình ?


又思血氣之屬,皆含靈知,既有靈知,皆我一體;縱不能躬修至德,使之尊我親我,豈可日戕物命,使之仇我憾我於無窮也?一思及此,將有對食傷心,不能下咽者矣。

Hơn nữa, nghĩ đến những loài vật có sanh mạng đều có linh tánh và tri giác. Mà đã có linh tánh và tri giác thì chúng với ta cùng một bản thể. Chúng ta đã cảm thấy xấu hỗ vì không đủ đạo đức để chúng kính ta thân ta(*), mà sao lại còn mỗi ngày giết chúng để chúng mãi thù ta oán ta ? Khi nghĩ đến như thế, sẽ thấy miếng thịt mà đau lòng thương xót, làm sao nuốt nổi ?


如前日好怒,必思曰:人有不及,情所宜矜;悖理相干,於我何與?本無可怒者。

Như hôm trước nóng giận, nên nghĩ rằng : Ai cũng có sự sơ sót, ta phải thông cảm. Nếu ai xâm phạm đến ta một cách phi lý, vậy lỗi người đó, can chi với ta? Có gì mà giận?


又思天下無自是之豪傑,亦無尤人之學問,行有不得,皆己之德未修,感未至也。吾悉以自反,則謗毀之來,皆磨煉玉成之地;我將歡然受賜,何怒之有?

Lại nghĩ thêm: Không hào kiệt nào mà tự cao, cho mình là đúng hết. Không người trí thức nào mà cứ oán trời trách người khi gặp những chuyện không vừa ý. Khi sự việc xảy đến không vừa ý, chỉ vì đức hạnh ta tu còn kém, lòng chân thành chưa đủ để cảm ứng trời mà thôi. Nếu mọi việc chúng ta đều biết tự xét lại, thì dù gặp người hủy báng ta, đó đều là cơ hội cho ta rèn luyện. Ta phải cảm thấy mừng mới đúng, Có gì mà phải tức giận ?


又聞謗而不怒,雖讒燄薰天,如舉火焚空,終將自息;聞謗而怒,雖巧心力辯,如春蠶作繭,自取纏綿;怒不惟無益,且有害也。其餘種種過惡,皆當據理思之。此理既明,過將自止。

Hơn nữa, nếu ta nghe lời phỉ báng mà không giận, thì dù lời hủy báng ác độc đến đâu, chẳng khác nào như đem lửa đốt trời, chẳng cháy được gì, rồi cũng sẽ tắt. Ngược lại, nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận, dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích. Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó, khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt.


c. Sửa trong tâm


何謂從心而改?過有千端,惟心所造;吾心不動,過安從生?學者於好色、好名、好貨、好怒、種種諸過,不必逐類尋求;但當一心為善,正念現前,邪念自然污染不上。如太陽當空,魍魎潛消,此精一之真傳也。過由心造,亦由心改,如斬毒樹,直斷其根,奚必枝枝而伐,葉葉而摘哉?

Thế nào là sửa trong tâm ? Lỗi lầm thiên hình vạn trạng đều do tâm tạo. Nếu tâm ta không động(*) thì thiện ác(**) đâu mà có ? Những thói hư tật xấu như háo sắc, ham danh, tham lợi, hay nóng giận, v.v. đâu cần sửa từng điều một, chỉ cần một lòng hướng thiện là chánh niệm hiễn bày trong lòng, tà niệm tất nhiên không chỗ dung thân. Như mặt trời mọc lên thì quỷ quái phải tìm đường lẩn trốn. Đây là chỗ then chốt của lý này. Tội do tâm tạo, sửa cũng do tâm. Như muốn trừ một cây độc, chỉ cần đốn ngay gốc, đâu cần bẻ từng lá và chặt từng nhánh ?

(*) Tâm động : khi ngoại cảnh liên quan đến ta (chấp ngã), lòng bị tác động và trở nên nóng bổng (động) mà ý nghỉ (vọng niệm) nổi lên, liền có phản ứng hành động. Ngược lai, nếu tu tâm có công phu, khi gặp cảnh, lòng bình tỉnh, trí sáng suốt. (**) Tâm không động không thiện ác : Như đi ngoài đường gặp người bên cạnh té xỉu. Ngay lúc đó, ý nghỉ chưa khởi, ta phản ứng theo bản tánh, không có thiện ác. Sau lúc đó, nếu tâm động thì người thiện tính theo thiện, người ác tính theo ác.


大抵最上者治心,當下清淨;纔動即覺,覺之即無。苟未能然,須明理以遣之;又未能然,須隨事以禁之;以上事而兼行下功,未為失策。執下而昧上,則拙矣。

Nói chung, phương pháp hay nhất là sửa tâm vì khi gặp cảnh, tâm luôn thanh tịnh. Ta biết rõ những gì đang xẩy ra trong tâm. Nếu thấy tâm động, vọng niệm nổi lên, ta liền phát hiện mà không theo. Không theo thì lỗi đâu mà có ? Trong trường hợp áp dụng phương pháp sửa tâm không được, ta có thể dùng phương pháp lý luận để loại tà niệm. Nếu vẫn làm không được, ta còn có phương pháp giới luật để cấm cản. Ta có thể áp dụng cả ba phương pháp cùng một lúc vẫn không sao. Nhưng nếu chỉ cố chấp vào phương pháp thấp mà bỏ hẳn phương pháp cao là không hay rồi đó.


Kết quả sửa đổi


顧發願改過,明須良朋提醒,幽須鬼神證明;一心懺悔,晝夜不懈,經一七、二七,以至一月、二月、三月,必有效驗。或覺心神恬曠;或覺智慧頓開;或處冗沓而觸念皆通;或遇怨仇而回瞋作喜;或夢吐黑物;或夢往聖先賢,提攜接引;或夢飛步太虛;或夢幢幡寶蓋,種種勝事,皆過消罪滅之象也。然不得執此自高,畫而不進。

Khi phát nguyện sửa đổi , chúng ta một mặt cần đến bạn bè nhắc nhở, mặt khác phải xin quỷ thần chứng minh gia hộ. Thành tâm sám hối, ngày đêm không ngừng. Sớm thì sau 7 ngày, 14 ngày, trễ thì một tháng, hai tháng hay nhiều nhất là ba tháng sẽ có kết quả. Như lòng cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, trí tuệ bừng sáng. Vì thế khi gặp phải những chuyện rắc rối khó giải quyết hay những việc nhỏ nhoi buồn phiền ta đều có thể giải quyết nhanh chóng rõ ràng. Khi gặp chuyện oán thù đều có thể hoà giải thành vui. Hoặc nằm mơ thấy nhả ra đồ dơ bẩn, hoặc thấy Phật, Bồ tát đưa tay tiếp đón, hoặc thấy nhẹ nhàng bay bỗng, hoặc thấy lâu đài lộng lẫy, cờ và lọng bằng châu báu v.v… Những cảnh thù thắng đó nói lên nghiệp tội đã được tiêu trừ. Nhưng đừng nên vì vậy mà kiêu ngạo thoả mãn, làm đứt đoạn con đường tiến lên.


昔蘧伯玉當二十歲時,己覺前日之非而盡改之矣。至二十一歲,乃知前之所改,未盡也;及二十二歲,回視二十一歲,猶在夢中,歲復一歲,遞遞改之,行年五十,而猶知四十九年之非,古人改過之學如此。

Ngày xưa có ông Cự Bá Ngọc. Lúc ông hai mươi tuổi đã cảm thấy không còn lỗi gì để sửa nữa. Nhưng khi ông lên hai mươi mốt tuổi, nhìn lại tuổi hai mươi vẫn còn sót lại lỗi chưa sửa hết. Lên hai mươi hai tuổi vẫn còn thấy lỗi của tuổi hai mươi mốt chưa sửa hết. Vẫn còn thấy mình còn nửa vời, chưa hết mình. Cứ thế cố gắng cải sửa thêm nữa và thêm nữa, từ năm này qua năm nọ, mãi đến năm năm mươi tuổi, vẫn còn thấy năm bốn mươi chín tuổi còn sót lỗi. Ngày xưa người ta sửa lỗi kỹ lưỡng đến như thế đó.


吾輩身為凡流,過惡蝟集;而回思往事,常若不見其有過者,心粗而眼翳也。

Chúng ta đều là giới phàm phu, lỗi lầm đầy mình. Xưa không thấy lỗi nay thấy lỗi là chứng tỏ ta đã có tiến bộ, có thêm trí tuệ. Nếu nhìn lại quá khứ mà không thấy lỗi nào, thật sự người đó sống quá hời hợt không thấy gì cả.


然人之過惡深重者,亦有效驗:或心神昏塞,轉頭即忘;或無事而常煩惱;或見君子而赧然消沮;或聞正論而不樂;或施惠而人反怨;或夜夢顛倒,甚則妄言失志;皆作孽之相也,苟一類此,即須奮發,舍舊圖新,幸勿自誤。

Ngược lại, nếu con người có nhiều lỗi lầm sâu nặng, sẽ có những triệu chứng như tâm thần bị hỗn loạn bế tắt, hay quên lãng trầm trọng. Hay tự nhiên cảm thấy bực bội không lý do. Hoặc gặp người phẩm hạnh cao quý mà cảm thấy hổ thẹn, ủ ê. Hoặc nghe người bàn luận điều đúng lẽ phải mà cảm thấy không vui. Hoặc giúp người lại bị người hiểu lầm oán trách. Hoặc ngủ không yên, nhiều ác mộng. Nếu trầm trọng sẽ phát ngôn bừa bãi, điên cuồng. Đó là tướng của người làm nhiều tội ác. Nếu ai cảm thấy mình đúng trong trường hợp này nên lập tức quyết chí phấn đấu cải sửa, dứt khoát bỏ hết những tánh ác tật xấu, làm lại đời mới. Đùng nên trễ nãi.


Chương ba : Phương pháp làm thiện

第三篇 積善之方

Những câu chuyện làm thiện dư phước cho con cháu.


易曰:積善之家,必有餘慶。昔顏氏將以女妻叔梁紇,而歷敘其祖宗積德之長,逆知其子孫必有興者。

Kinh Dịch dạy: « Gia đình làm thiện, ắt dư phước cho con cháu ». Xưa có gia đình họ Nhan cho con gái lấy ông Túc Lương Hột(*) chỉ vì tổ tiên của ông Túc đã làm nhiều phước thiện và tin chắc con cháu sau này sẽ vương thịnh. (Quả nhiên sau này sanh ra thánh nhân Khổng Tử).

(*) Túc Lương Hột : Thân phụ của đức Khổng Tử.


孔子稱舜之大孝,曰:宗廟饗之,子孫保之,皆至論也。試以往事徵之。

Khổng Tử cũng nói  : « Đại hiếu như vua Thuấn(*), không những ông bà tổ tiên được hưởng mỗi khi cúng giỗ, mà cũng bảo đảm được con cháu đời đời vương thịnh ». (Sau này con cháu của vua Thuấn cai trị nườc Trần). Đó là những câu chuyện thật, ai ai đều bàn đến. Nay dẫn chứng thêm những câu chuyện lịch sử.

(*) Vua Thuấn : Một trong những vị lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc(trước công nguyên khoàng 2500 năm). Trong lịch sử Trung Quốc ai cũng công nhận vua Thuấn đại hiếu. Mẹ Ngài mất lúc Ngài còn nhỏ. Cha Ngài cưới vợ khác, sau sanh thêm đứa con. Trong gia đình, Ngài bị cha, mẹ và em ăn hiếp, đánh đập, đến nổi nhiều lần ép hại đến chổ gần chết. Ngài không bao giờ oán trách sự độc hại của người khác mà chỉ kiểm điểm khuyết điểm của mình, không ngừng sửa sai. Không ngừng thương giúp mọi người. Cuối cùng cảm động cả gia dình. Người lảnh đạo lúc đó là vua Nghiêu thấy như vậy, sau truyền ngôi cho Thuấn vì Thuấn cảm động được cả gia đình sẽ là gương sáng cho thiên hạ.


Cứu người chết đuối


楊少師榮、建寧人。世以濟渡為生,久雨溪漲,橫流衝毀民居,溺死者順流而下,他舟皆撈取貨物,獨少師曾祖及祖,惟救人,而貨物一無所取,鄉人嗤其愚。逮少師父生,家漸裕,有神人化為道者,語之曰:汝祖父有陰功,子孫當貴顯,宜葬某地。遂依其所指而窆之,即今白兔墳也。後生少師,弱冠登第,位至三公,加曾祖、祖、父,如其官。子孫貴盛,至今尚多賢者。

Thiếu Sư(*) Dương Vinh, người Kiến Ninh. Các tổ tiên đều sống với nghề chèo đò đưa khách sang sông. Có lần mưa lâu ngày ngập lụt, Nước chảy xiết cuốn trôi nhà cửa, dân làng và súc vật. Các ghe khác lo vớt của cải trôi trên mặt nước. Còn ông cố và ông nội của Thiếu Sư chỉ lo cứu người, không lấy của nào. Dân làng cho họ là ngu. Sau đến đời cha Thiếu Sư, đời sống dần dần khá lên. Có vị thần hoá thành một ông đạo sĩ đến nói : « Ông nội ông có nhiều âm đức, cho nên con cháu sẽ vượng thịnh. Ông có thể chôn cất họ ở nơi … ». Cha ông Thiếu Sư nghe lời chôn cất ông nội và ông cố. Đó là Mồ Thỏ Trắng nổi tiếng hiện nay. Sau đó Thiếu Sư ra đời, hai mươi tuổi đã đậu tiến sĩ và làm quan đến Tam Công(*). Sau đó hoàng đế còn truy phong ông cố, ông nội và ông cha của Thiếu Sư với quan tước như Thiếu Sư. Con cháu của Thiếu Sư rất vương thịnh. Mãi đến bây giờ vẫn còn có nhiều người tài giỏi ...

(*) Quan Thiếu sư : Quan chức phụ trách vấn đề học hành của hoàng đế. Có : Thái sư, Thái Phó, Thái Bảo, Thiếu sư, Thiếu Phó và Thiếu Bảo. 6 chức này gọi chung là Tam Công (vì Thiếu cũng xem như là Thái)


Xin toà bớt nóng


鄞人楊自懲,初為縣吏,存心仁厚,守法公平。時縣宰嚴肅,偶撻一囚,血流滿前,而怒猶未息,楊跪而寬解之。宰曰:怎奈此人越法悖理,不由人不怒。自懲叩首曰:上失其道,民散久矣,如得其情,哀矜勿喜;喜且不可,而況怒乎?宰為之霽顏。

Ông Dương Tự Trừng, người tỉnh Triết Giang, huyện Ngân. Mới nhậm chức thư ký trong huyện không bao lâu. Tuy chức không cao nhưng là người đầy lòng thương và độ lượng, tôn trọng luật pháp và xử lý công bằng. Huyện trưởng là người nghiêm khắc, có lần phạt tù nhân đến đổ máu mà cơn nóng vẫn chưa hạ. Ông Dương thấy vậy quỳ xuống xin toà nương tay. Ông huyện trưởng nói rằng : « Tù phạm này quá đáng như vậy, ta không nóng sao được » ? Ông Dương vừa quỳ lạy vừa thưa rằng : « Đức Khổng Tử dạy (*) : "Trên làm không đúng khiến dân thờ ơ sự dạy dỗ đã lâu. Tội nghiệp họ không thấy lẽ phải . Một khi vụ án tìm ra sự thật, ta không nên mừng mà phải đau lòng thương xót mới đúng". Mừng đã không nên, huống hồ nóng giận » . Huyện trưởng nghe cảm động và hạ cơn nóng.

(*) Luận Ngữ, chương 19 Trương Tử: « Thượng thất kì đạo,dân tán cửu hĩ,như đắc kì tình,ai căng vật hỉ »


Nhịn ăn cứu tù


家甚貧,餽遺一無所取,遇囚人乏糧,常多方以濟之。一日,有新囚數人待哺,家又缺米;給囚則家人無食;自顧則囚人堪憫;與其婦商之。婦曰:囚從何來?曰:自杭而來。沿路忍饑,菜色可掬。因撤己之米,煮粥以食囚。後生二子,長曰守陳,次曰守址,為南北(31)吏部侍郎;長孫為刑部侍郎;次孫為四川廉憲,又俱為名臣;今楚亭、德政,亦其裔也。

Ông Dương tuy rất nghèo nhưng trong sạch. Người khác tặng quà không bao giờ nhận. Mỗi khi gặp tù phạm thiếu ăn, ông Dương luôn tìm mọi cách để giúp đỡ. Có hôm có vài tù phạm mới đến, đói mà không có ăn. Nhà ông Dương vừa nhằm lúc hết gạo. Nếu cho tù phạm ăn thì người nhà sẽ nhịn đói. Nếu lo cho người nhà thì thấy tội nghiệp tù phạm. Cuối cùng ông thương lượng với vợ. Vợ rằng : « Tù phạm từ đâu đến » ? Ông Dương rằng : « Mới từ Hàng Châu đến. Vì dọc đường nhịn đói, cho nên mặt ai cũng xanh lè ». Vì tội nghiệp người tù quá, cuối cùng gia đình ông Dương quyết định nhịn đói, lấy hết gạo còn lại nấu cháo cho mấy người tù ăn. Sau này ông Dương sanh được hai con trai. Đứa lớn tên là Thủ Trần, đứa nhỏ tên là Thủ Chỉ. Cả hai đều làm quan Lại Bộ Thị Lang(1). Một người làm ở Bắc kinh, một người làm ở Nam kinh(2). Còn đứa cháu lớn của ông Dương làm quan Hình Bộ Thị Lang. Đứa cháu nhỏ làm quan Liêm-Hiến (3) ở tỉnh Tứ Xuyên. Hai con hai cháu đều là đại thần nổi tiếng trong nước. Và hai nhân vật nổi tiếng ngày nay là ông Sở Đình và ông Đức Chánh đều là con cháu đời sau của ông Dương.

(1) Quan Thị Lang : Quan cao nhất trong một bộ gọi là Thượng Thư (tương đương bộ trưởng ngày nay), Quan kế Thượng Thư gọi là Thị Lang. (2) Nam Bắc : Đáng lẽ một nước chỉ có 6 bộ. Nhưng đặc biệt ở triều đại nhà Minh, vì thủ đô từng ở Nam Kinh, sau dời lên Bắc Kinh. Cho nên có 2 thủ đô và các bộ cũng chia ra Bắc 6 bộ và nam 6 bộ. (3) Quan Liêm Hiến : Ngoài thủ đô, những quan lo về hình sự gọi là Liêm-Hiến hay Án-Sát-Tư.


Tránh giết dân lành


昔正統間,鄧茂七倡亂於福建,士民從賊者甚眾;朝廷起鄞縣張都憲楷南征,以計擒賊,後委布政司謝都事,搜殺東路賊黨;謝求賊中黨附冊籍,凡不附賊者,密授以白布小旗,約兵至日,插旗門首,戒軍兵無妄殺,全活萬人;後謝之子遷,中狀元,為宰輔;孫丕,復中探花。

Ngày xưa, vào thời Vua Chánh Thống đời Minh, có giặc Đặng Mậu Thất cầm đầu nổi loạn ở tỉnh Phước Kiến. Giới trí thức cũng như dân làng tham gia rất đông. Triều đình xử dụng lại quan Đô Hiến(1) Trương Giai ở huyện Ngân xuống miền nam dẹp loạn. Ông Trương đưa ra kế hoạch và cuối cùng bắt được giặc Đặng. Nhưng bọn giặc còn lại vẫn còn hoạt động rải rác ở phía đông. Ông Trương phái Đô Sự(2) Tạ trong Bố Chánh Tư(3) tỉnh Phước Kiến đi bắt lùng bọn giặc, ra lệnh bắt được là giết tại chỗ. Ông Tạ không muốn giết oan người dân vô tội. Cố gắng sưu tầm danh sách bọn giặc. Nếu gia đình nào không có trong danh sách sẽ phát ngầm một lá cờ trắng nhỏ, dặn đến ngày lùng bắt phải treo lên trước cửa nhà. Đồng thời ra lệnh binh lính tuyệt đối không được giết hại những nhà có treo cờ trắng. Nhờ vậy mà hàng vạn người khỏi bị giết oan. Sau này con của ông Tạ, tên là Thiên, thi đậu trạng nguyên(4), làm Thủ Tướng. Cháu của ông Tạ, tên là Pi, cũng đậu được Thám hoa(4).

(1) Quan Đô Hiến : Quan cao cấp nhất trong các quan Ngự Sử. Nhiệm vụ của quan Ngự Sử chuyên môn thanh tra các quan khác làm việc có đàng hoàng hay không và tấu lên Vua để xét xử. (2) Quan Đô sự : Một quan chức trong Bố Chánh Tư. (3) Bố Chánh Tư : cơ quan quản lý tài chánh và nhân sự cấp tỉnh. (4) Trạng nguyên, thám hoa : Trong kỳ thi tiến sĩ, đậu thủ khoa gọi là Trạng Nguyên, hạng nhì là Bãng Nhãn, hạng ba là Thám Hoa . . .


Bố thí chân thành


莆田林氏,先世有老母好善,常作粉團施人,求取即與之,無倦色;一仙化為道人,每旦索食六七團。母日日與之,終三年如一日,乃知其誠也。因謂之曰:吾食汝三年粉團,何以報汝?府後有一地,葬之,子孫官爵,有一升麻子之數。其子依所點葬之,初世即有九人登第,累代簪纓甚盛,福建有無林不開榜之謠。

Trong huyện Bổ Điền có ông Lâm. Mẹ ông thích làm thiện. Thường tặng bánh bao cho người nghèo đói. Ai xin là cho, không bao giờ tỏ vẻ phiền chán. Có ông tiên hoá thành một đạo nhân. Mỗi sáng đều xin sáu bảy cái bánh bao. Mẹ ông ngày nào cũng cho, liên tục ba năm không ngừng. Ông tiên cảm động trước lòng chân thành làm thiện của bà mẹ già và nói : « Bà nuôi dưỡng tôi ba năm, không biết làm sao mà trả ơn. Đằng sau nhà bà có một miếng đất. Sau khi bà mất nên chôn tại đó, sau này con cháu bà sẽ làm quan tước nhiều như một gáo mè ». Sau khi bà qua đời, con bà chôn bà theo lời dặn. Đời sau liền có chín người thi đậu tiến sĩ. Con cháu nhiều đời kế tiếp đều là quyền cao chức trọng. Vùng tỉnh Phước Kiến đồn rằng : « Thi cử nào không có thí sinh họ Lâm sẽ không ai đậu ».


Cứu người rét cứng


馮琢菴太史之父,為邑庠生。隆冬早起赴學,路遇一人,倒臥雪中,捫之,半殭矣。遂解己綿裘衣之,且扶歸救甦。夢神告之曰:汝救人一命,出至誠心,吾遣韓琦為汝子。及生琢菴。遂名琦。

Thân phụ của Thái sử(*) Phùng Trác Am, lúc còn là học sinh tú tài trong huyện. Một buổi sáng lạnh rét, ông đi học thấy một người nằm ngã trong tuyết. Người đã cứng đờ. Ông liền cỡi áo lông cừu khoác lên và dìu về nhà cấp cứu. Sau có vị thần báo mộng rằng : « Thấy ngươi cứu người chân thành, ta sẽ gữi Hàn Kỳ(**) làm con của ngươi ». Sau ông sanh con hiệu là Trác Am, đặt tên là Kỳ để kỷ niệm việc này.

(*) Thái sử : quan trong Hàn Lâm Viện, chuyên về lịch sử. (**) Hàn Kỳ : Một quan tướng văn võ toàn tài trong đời Tống. Từng làm mười năm thủ tướng, người tài giỏi vô cùng, trong nước ai ai đều kính nể, nước ngoài e sợ. Lập nhiều công lớn cho triều đình. Vua Thần Tông phong cho ông hai chữ "Trung Hiến". Người sau này gọi ông là Ông Hàn Trung Hiến.


Giúp đỡ ngấm ngầm


台州應尚書,壯年習業於山中。夜鬼嘯集,往往驚人,公不懼也;一夕聞鬼云:某婦以夫久客不歸,翁姑逼其嫁人。明夜當縊死於此,吾得代矣。公潛賣田,得銀四兩。即偽作其夫之書,寄銀還家;其父母見書,以手跡不類,疑之。既而曰:書可假,銀不可假;想兒無恙。婦遂不嫁。其子後歸,夫婦相保如初。

Ờ Đài Châu có ông Thượng Thư tên là Ứng. Lúc còn trẻ học trong vùng núi. Ban đêm nhiều ma tụ lại la hú ghê sợ. Mọi người đều sợ không dám ở, song ông Ứng không sợ. Một đêm ông nghe ma nói chuyện với nhau rằng : « Có một bà, người chồng đi xa lâu quá không tin tức, cha me chồng tưởng con đã chết cho nên ép bà này lấy người khác. Bà không chịu cho nên định tối nay treo cổ tự tử ở đây. Vậy ta sẽ có người thế(*) rồi ». Ông Ứng nghe vậy ngầm bán đi miếng ruộng của mình được bốn lạng vàng. Và viết thêm một là thư giả làm như đứa con từ xa gửi tiền về. Cha mẹ chồng thấy chữ viết không giống sanh nghi ngờ. Nhưng lại nghĩ, thơ có thể giả nhưng có ai mà giả mạo gửi tiền về để làm gì ? Vì thế mà tin con mình còn sống, không ép con dâu lấy chồng khác nữa. Sau con trở về, vợ chồng đoàn tụ không bị tan rã nữa.

(*) Ma treo cổ chết phải đợi người treo cổ khác thay thế mới được đi đầu thai.


公又聞鬼語曰:我當得代,奈此秀才壞吾事。旁一鬼曰:爾何不禍之?曰:上帝以此人心好,命作陰德尚書矣,吾何得而禍之?應公因此益自努勵,善日加修,德日加厚;遇歲饑,輒捐穀以賑之;遇親戚有急,輒委曲維持;遇有橫逆,輒反躬自責,怡然順受;子孫登科第者,今累累也。

Một đêm khác ông Ứng lại nghe ma nói nhau rằng : « Tôi đáng lẽ đã tìm được người thay thế, không ngờ lại bị gã Tú-tài này làm hỏng việc ». Ma bên cạnh bảo: « Sao không hại nó » ? Rằng : « Thượng đế cho rằng ông này có lòng tốt, đã phong cho ông chức Âm Đức Thượng Thư, cho nên ta hại không được » ? Ông Ứng biết vậy càng cố gắng hành thiện thêm. Điều thiện ngày càng tu thêm, âm đức ngày càng trữ nhiều. Gặp năm mất mùa nạn đói, ông Ứng đều lấy gạo của mình ra cứu trợ. Khi bà con bạn bè gặp khó khăn ông đều hết lòng giúp đỡ. Khi gặp người khác đối xử không tốt với ông, ông chỉ trách mình có thái độ nào không đúng cho nên người khác hiểu lầm và đối xử không tốt với mình. Nghĩ như vậy ông liền cam tâm chấp nhận. Con cháu của ông Ứng thi đậu làm quan nhiều không kể được.


Giúp nghèo xây công


常熟徐鳳竹栻,其父素富,偶遇年荒,先捐租以為同邑之倡,又分穀以賑貧乏,夜聞鬼唱於門曰:千不誆,萬不誆;徐家秀才,做到了舉人郎。相續而呼,連夜不斷。是歲,鳳竹果舉於鄉,其父因而益積德,孳孳不怠,修橋修路,齋僧接眾,凡有利益,無不盡心。後又聞鬼唱於門曰:千不誆,萬不誆;徐家舉人,直做到都堂。鳳竹官終兩浙巡撫。

Ở huyện Thường Thục tỉnh Giang Tô có ông Từ, hiệu Phụng Trúc, tên Thức. Cha ông là chủ ruộng khá giàu. Thỉnh thoảng gặp phải năm mất mùa, cha ông đều không lấy tiền thuê ruộng của các nông dân, làm gương cho các chủ ruộng khác noi theo. Ngoài ra còn lấy gạo cứu giúp dân nghèo. Đêm thường nghe quỷ la trước nhà rằng : « Trăm không dối(1), ngàn không dối, tú tài nhà Từ sắp lên cử nhân lối ». Đêm nào cũng la hét như vậy. Quả nhiên trong năm đứa con Phụng Trúc thi đậu cử nhân. Vì vậy ông càng cố gắng tích trữ công đức thêm, hăng say không ngừng. Thấy cầu hư sửa cầu, thấy đường hư sửa đường, cúng dường thai tăng, tiếp tế cứu trợ dân nghèo. Chuyện gì hễ có lợi cho công cộng ông đều hết lòng mà làm. Sau đó lại nghe quỷ la trước nhà rằng : « Trăm không dối, ngàn không dối, cử nhân nhà Từ đi đến Đô Đường(2) lối ». Cuối cùng đứa con Phụng Trúc làm đến quan Tuần Phủ (3) trông coi cả miền đông và miền tây tỉnh Triết Giang.

(1) Dối trá. (2) Quan Đô Đường : quan chức cao cấp trong Đô sát viện, gọi là Tả Đô Ngư Sử . (3) Quan Tuần Phủ : quan cao nhất trong tỉnh.


Làm thiện âm thầm lưng không ai biết

嘉興屠康僖公,初為刑部主事,宿獄中,細詢諸囚情狀,得無辜者若干人,公不自以為功,密疏其事,以白堂官。後朝審,堂官摘其語,以訊諸囚,無不服者,釋冤抑十餘人。一時輦下咸頌尚書之明。公復稟曰:輦轂之下,尚多冤民,四海之廣,兆民之眾,豈無枉者?宜五年差一減刑官,覈實而平反之。尚書為奏,允其議。時公亦差減刑之列,夢一神告之曰:汝命無子,今減刑之議,深合天心,上帝賜汝三子,皆衣紫腰金。是夕夫人有娠,後生應塤、應坤、應堎,皆顯官。

Ở phủ Gia Hưng có ông Đồ Khang Hy. Lúc mới làm chủ sự(*) trong Bộ Hình, ông thường trực ban đêm ở trong tù. Cho nên có rất nhiều dịp tiếp xúc các tù phạm, biết được một số tù phạm bị oan. Ông có thể biện hộ cho tù phạm trắng án để lập công riêng. Nhưng ông không làm như thế. Ông bí mật viết báo cáo lên quan toà. Mỗi năm vào mùa thu là lúc quan toà xử lại các vụ an lớn. Quan toà thường căn cứ trên báo cáo của ông Đồ mà xét xử, làm ai ai đều khâm phục sự phán xét công bằng của toà và mười mấy người tù được trắng án. Dân chúng trong Kinh Đô đều hoan nghênh viêc xử lý công bằng của Thượng Thư Bộ Hình mà không biết sau lưng là công lao của ông Đồ. Ông Đồ lại xin đề nghị cấp trên rằng : « Nội trong Kinh Đô đã nhiều tù phạm bị oan như vậy, thử hỏi trong nước cả triệu triệu dân, những người bị oan chắc sẽ rất nhiều. Xin đề nghị mỗi năm năm phái một quan giảm hình đến khắp nơi điều tra lại các vụ án, cân nhắc lại các việc trừng phạt hầu đem lại sự trung thực và công bằng ». Quan Thượng Thư theo đề nghị này tấu lên vua và được chấp thuận. Ông Đồ cũng được phái làm một trong những quan giảm hình. Một đêm có thần báo mộng ông Đồ rằng : « Mạng ông vốn không con, nhưng đề nghị giảm hình của ông rất hạp lòng trời. Thượng đế tặng ngươi ba đứa con, trong tương lai sẽ làm quan lớn ». Đêm đó phu nhân có thai. Sau sanh con Ứng Huân, Ứng Khôn và Ứng Tuấn, đều làm quan hiển hách.

(*) Chủ sự : quan chức nhỏ trong Bộ.


Chân thành cúng dường xây mái chùa


嘉興包憑,字信之,其父為池陽太守,生七子,憑最少,贅平湖袁氏,與吾父往來甚厚,博學高才,累舉不第,留心二氏之學。一日東游泖湖,偶至一村寺中,見觀音像,淋漓露立,即解橐中得十金,授主僧,令修屋宇,僧告以功大銀少,不能竣事;復取松布四疋,檢篋中衣七件與之,內紵褶,係新置,其僕請已之。憑曰:但得聖像無恙,吾雖裸裎何傷?僧垂淚曰:舍銀及衣布,猶非難事。只此一點心,如何易得。後功完,拉老父同遊,宿寺中。公夢伽藍來謝曰:汝子當享世祿矣。後子汴,孫檉芳,皆登第,作顯官。

Ở tỉnh Gia Hưng có ông Bao Bằng, hiệu là Tin Chi. Thân phụ ông là quan Thái Thú (*) ở phủ Trì Dương, tỉnh An Huy. Ông Bằng có tất cả bảy anh em, ông là con út, là rễ của của gia đình họ Viên ở Hồ Bình. Hai gia đình rất thân nhau. Ông Bằng tài cao học rộng, nghiên cứu sâu rộng về Phật và Lão Tử. Nhưng thi mãi không đậu. Có lần đi chơi ở hồ Liễu phía đông. Tình cờ đến một ngôi chùa trong làng. Thấy tượng Quan Âm đứng ướt đẫm vì mái chùa bị dột. Ông liền cúng dường hết mười lạng vàng cho Thầy trụ trì để sửa mái nhà. Thầy trụ trì nói công đức thí chủ tuy lớn nhưng công trình sửa mái khá lớn, e rằng số tiền cúng dường không đủ để hoàn tất. Ông liền lấy ra bốn tấm vải quý, sản xuất tại Tùng-Giang, và một số áo mới mắc tiền để cùng dường. Người hầu thấy vậy ngăn cản. Ông Bằng nói : « Chỉ cầu thánh tượng yên ổn là được rồi, còn tôi không áo mặc cũng chẳng sao » ? Thầy trụ trì cảm động khóc ra nước mắt rằng : « Bỏ ra tiền và áo vải bố thí cũng chẳng phải là khó, nhưng lòng chân thành như thế thật là hiếm có ». Sau khi sửa xong mái chùa, ông dẫn thân phụ đến chùa chơi. Đêm đó ngủ lại tại chùa. Ông nằm mơ thấy thần hộ pháp Già-Lam đến cám ơn và nói rằng : « Con cháu ông sẽ hưởng giàu sang phú quý ». Sau ông có con tên là Biện, có cháu tên là Sanh Phương, cả hai đều thi đậu tiến sĩ, làm quan rất hiển hách.

(*) Quan Thái thú : Phủ trưởng, quan cao nhất trong một phủ.


Giúp tù không cần đền đáp


嘉善支立之父,為刑房吏,有囚無辜陷重辟,意哀之,欲求其生。囚語其妻曰:支公嘉意,愧無以報,明日延之下鄉,汝以身事之,彼或肯用意,則我可生也。其妻泣而聽命。及至,妻自出勸酒,具告以夫意。支不聽,卒為盡力平反之。囚出獄,夫妻登門叩謝曰:公如此厚德,晚世所稀,今無子,吾有弱女,送為箕帚妾,此則禮之可通者。支為備禮而納之,生立,弱冠中魁,官至翰林孔目,立生高,高生祿,皆貢為學博。祿生大綸,登第。

Ở huyện Gia Thiện có ông Lập Chi. Cha ông làm quan trong Bộ hình. Thấy một tội phạm bị oan ghép tội tử hình. Cha ông rất lấy làm thương hại. Tìm cách gỡ tội oan đó. Ông tù cảm động nói với vợ rằng : « Anh rất lấy làm hổ thẹn vì không thể đền đáp lòng tốt của ông Chi. Ngày mai em mời ông Chi về nhà mình. Em xin làm thiếp ông ấy. Nếu ông ấy chấp nhận thì anh mới có thể sống được ». Vợ khóc nhưng cũng phải đồng ý. Khi ông Chi đến nhà, vợ lấy rượu chiêu đãi và ngỏ ý của chồng mình. Ông Chi từ chối. Nhưng vẫn hết mình lo cho phạm nhân trắng án. Đến khi ông tù được thả tự do, hai vợ chồng đến nhà quỳ lạy cám ơn rằng : « Trên đời này không còn ai có đức cao nghĩa rộng như ngài. Biết ngài không con, chúng tôi xin dâng đứa con gái làm thiếp ngài. Vậy chắc cũng hợp tình hợp lý ». Ông Chi đồng ý và chuẩn bị nhiều quà để xin cưới. Sau sanh con tên là Lập. Hai mươi tuồi đã thi đậu cử nhân hạng đầu. Làm quan Khổng Mục(*) trong Hàn Lâm Viện. Lập sanh con tên là Cao. Cao sanh con tên là Lộc. Đều được bổ nhiệm quan Bác-Học(**). Lộc sanh con tên là Đại Luận, đậu tiến sĩ.

(*) Quan Khổng Mục : Một quan chức nhỏ chuyên giữ tài liệu trong Hàn Lâm Viện. (**) Quan Bác-Học : quan dạy học ở tỉnh.


Tiêu chuẩn làm thiện


凡此十條,所行不同,同歸於善而已。若復精而言之,則善有真、有假;有端、有曲;有陰、有陽;有是、有非;有偏、有正;有半、有滿;有大、有小;有難、有易;皆當深辨。為善而不窮理,則自謂行持,豈知造孽,枉費苦心,無益也。

Mười câu chuyện kể trên tuy việc làm khác nhau nhưng chung quy chỉ là làm thiện mà thôi. Nếu nói kỹ hơn, làm thiện có nhiều tiêu chuẩn ; có thật có giả, có thẳng có cong, có âm có dương, có đúng có sai, có chánh có tà, có vơi có đầy, có lớn có nhỏ, có khó có dễ, đều phải phân biệt cho sâu sắc. Làm thiện mà không hiểu rõ lý lẽ, thì mình tưởng hành thiện, ngờ đâu là tạo ác, uổng công vô ích.


Lợi người, dù chửi đập đều là thiện. Lợi mình, dù kính chiều vẫn là ác.


何謂真假?昔有儒生數輩,謁中峰和尚,問曰:佛氏論善惡報應,如影隨形。今某人善,而子孫不興;某人惡,而家門隆盛;佛說無稽矣。中峰云:凡情未滌,正眼未開,認善為惡,指惡為善,往往有之。不憾己之是非顛倒,而反怨天之報應有差乎?眾曰:善惡何致相反?中峰令試言其狀。一人謂詈人毆人是惡;敬人禮人是善。中峰云:未必然也。一人謂貪財妄取是惡,廉潔有守是善。中峰云:未必然也。眾人歷言其狀,中峰皆謂不然。

Thế nào là thiện thật hay thiện giả ? Xưa có vài học giả đi thăm hòa thượng Trung Phong (*), hỏi rằng : « Nhà Phật nói thiện ác báo ứng như bóng theo hình, không chạy đâu khỏi. Nhưng tại sao có người làm thiện mà con cháu không vượng, mà kẻ ác lại phát đạt ? Không lẽ lời nói của Phật vô căn cứ sao »? Hòa thượng trả lời rằng: « Người phàm tâm tính chưa được tẩy gội thanh tịnh, pháp nhãn(**) chưa mở, cho việc thiện là ác, cho ác là thiện là chuyện thường. Quý vị điên đảo thị phi không thấy xấu hỗ mà còn chỉ trich báo ứng thiện ác của Phật là sai lầm ». Những học giả lại nói : « Thiện là thiện, ác là ác, đâu thể nhằm lẫn được » ? Hòa thượng bảo họ nêu lên thí dụ cụ thể thế nào là thiện và thế nào là ác. Một người nói : « Mắng chửi, đánh đập là ác, tôn kính lễ phép là thiện ». Hòa thượng nói rằng chưa hẳn như vậy. Một người khác nói : « Tham lam, ăn cắp là ác, liêm khiết giữ luật là thiện ». Hòa thượng nói rằng chưa hẳn như vậy. Mọi người đều lần lượt đưa ra thí dụ, nhưng Trung Phong hòa thượng đều nói nói chưa hẳn như vậy.

(*) Hoà thượng Trung Phong : Tu ở núi Thiên Mục. Sau triều đình nhà Nguyên phong làm quốc sư Phổ Ứng. (**) Pháp nhãn hay tuệ nhãn : Con mắt thấy rõ lòng mình. Khi trong đã rõ thì mọi sự mọi việc bên ngoài cũng sẽ rõ ràng và chính xác.


因請問。中峰告之曰:有益於人,是善;有益於己,是惡。有益於人,則毆人,詈人皆善也;有益於己,則敬人、禮人皆惡也。是故人之行善,利人者公,公則為真;利己者私,私則為假。又根心者真,襲跡者假;又無為而為者真,有為而為者假;皆當自考。

Cuối cùng họ xin hòa thượng giảng giải cho. Hòa thượng rằng: « Việc gì có lợi cho người khác đều là thiện, lợi riêng cho mình là ác. Lợi cho người khác dù là mắng chửi, đánh đập vẫn là thiện. Chỉ lợi riêng cho mình dù tôn kính, lễ phép vẫn là ác. Cho nên việc hành thiện, lợi chung là thật, lợi riêng là giả. Xuất phát từ lòng chân thành là thật, lòng giả dối là giả. Không vì mục đích riêng tư là thật, có riêng tư là giả. Phân biệt hành thiện thật hay giả đều phải xét cho rõ. Giúp, thương, tôn kính đời là thiện. Nịnh, ghét, bỡn cợt đời là ác.


何謂端曲?今人見謹愿之士,類稱為善而取之;聖人則寧取狂狷。至於謹愿之士,雖一鄉皆好,而必以為德之賊;是世人之善惡,分明與聖人相反。推此一端,種種取舍,無有不謬;天地鬼神之福善禍淫,皆與聖人同是非,而不與世俗同取舍。凡欲積善,決不可徇耳目,惟從心源隱微處,默默洗滌,純是濟世之心,則為端;苟有一毫媚世之心,即為曲;純是愛人之心,則為端;有一毫憤世之心,即為曲;純是敬人之心,則為端;有一毫玩世之心,即為曲;皆當細辨。

Thế nào là thiện thẳng hay thiện cong ? Người đời thích chọn người lãnh đạo xu thời, bảo thủ. Thánh nhân thích chọn người có tinh thần cách mạng, tân tiến. Người xu thời thường yếu đuối, nịnh bợ, biết làm hài lòng dân nhưng dưới cặp mắt của thánh nhân cho đó là giặc, là không đạo đức lương tâm. Nhà cách mạng thường kiêu ngạo, không gây cảm tình, nhưng họ có tài. Điều đó nói lên tiêu chuẩn thiện ác của người đời đều thường sai lệch, trái hẳn với thánh nhân. Còn tiêu chuẩn phước hoạ thiện ác của thiên địa quỷ thần đều giống như thánh nhân mà khác hẳn với người đời. Nếu muốn làm thiện, tuyệt đối không thể nghe theo ý nghĩ của tai và mắt(*) mình. Mà phải tìm sâu trong đáy lòng những tư tưởng của ta mà thanh lọc; Tư tưởng giúp đời, tôn kính, thương người là thẳng. Nếu có một chút ý nghĩ nịnh bợ, hờn giận, bỡn cợt đời đều là cong. Ta nên phân biệt tỉ mỉ điều này.

(*) Khi quan sát một đối tượng, cái thấy của mọi người đều như nhau gọi là khách quan. Một khi đối tương có liên quan đến chủ thể thì cái thấy ấy liền bị sai lệch, che lấp, trở thành chủ quan vì có thêm vào ý nghỉ riêng tư. Cho nên ý nghỉ đó không nên tin.


Dương thiện hưởng tiếng, âm đức hưởng phước.


何謂陰陽?凡為善而人知之,則為陽善;為善而人不知,則為陰德。陰德,天報之;陽善,享世名。名,亦福也。名者,造物所忌;世之享盛名而實不副者,多有奇禍;人之無過咎而橫被惡名者,子孫往往驟發,陰陽之際微矣哉。

Thế nào là thiện âm hay thiện dương ? Làm việc thiện mà người ta biết gọi là dương thiện. Làm việc thiện mà không ai hay gọi là âm đức. Âm đức, trời sẽ thưởng. Dương thiện, hưởng tiếng tăm. Tiếng tăm, là phước báu của con người nhưng trời đất không thích lắm. Cho nên những ai hưởng tiếng tăm nhưng không xứng đáng với những gì họ làm thì thường gặp những tai hoạ bất ngờ. Còn người không tội lại bị oan chịu tiếng xấu thì thường con cháu bừng phát đạt. Chỗ sai biệt của dương thiện và âm thiện rất ít, cần phải cẩn thận suy xét.


Việc thiện phải nghỉ đến hậu quả lâu dài


何謂是非?魯國之法,魯人有贖人臣妾於諸侯,皆受金於府,子貢贖人而不受金。孔子聞而惡之曰:賜失之矣。夫聖人舉事,可以移風易俗,而教道可施於百姓,非獨適己之行也。今魯國富者寡而貧者眾,受金則為不廉,何以相贖乎?自今以後,不復贖人於諸侯矣。

Thế nào là thiện đúng hay thiện sai ? Trong thời đại Xuân Thu, các chư hầu thường gây chiến với nhau. Đôi bên đều bắt giữ rất nhiều tù binh làm nô lệ. Người ta có thể dùng tiền để bảo lãnh tù binh về. Nước Lỗ ban hành một pháp luật rằng : « Ai dùng tiền bảo lãnh tù binh về sẽ được thưởng ». Tử Cống là học trò của Khổng Tử, tên là Tứ, giàu có và giỏi về quản lý tài chánh. Tử Cống dùng tiền bảo lãnh tù binh nhưng từ chối lãnh phần thưởng. Khổng Tử biết được liền giận và bảo : « Tứ làm như vậy sai rồi. Việc làm của thánh nhân đều là gương sáng cho dân noi theo, tạo nên phong tục tạp quán cho sau này. Đâu thể chỉ nghĩ đến cá nhân mình mà muốn làm gì thì làm. Nước Lỗ người giàu ít mà người nghèo nhiều. Nếu dân bắt chước, cho rằng không nhận thưởng là cử chỉ cao đẹp, thì người nghèo sao có thể bắt chước như Tử Cống được ? Từ nay về sau chắc không ai lãnh tù binh từ các nước chư hầu về nữa ».


子路拯人於溺,其人謝之以牛,子路受之。孔子喜曰:自今魯國多拯人於溺矣。自俗眼觀之,子貢不受金為優,子路之受牛為劣;孔子則取由而黜賜焉。乃知人之為善,不論現行而論流弊;不論一時而論久遠;不論一身而論天下。現行雖善,而其流足以害人;則似善而實非也;現行雖不善,而其流足以濟人,則非善而實是也;然此就一節論之耳。他如非義之義,非禮之禮,非信之信,非慈之慈,皆當抉擇。

Tử Lộ, tên Do, cũng là học trò của Khổng Từ. Có lần cứu người khỏi chết đuối. Người ta tặng con trâu để tạ ơn. Tử Lộ nhận lãnh. Khổng Tử nghe được lấy làm mừng và bảo : « Từ nay về sau ở nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cứu kẻ chết đuối ». Dước cặp mắt của người thường thì Tử Cống không lãnh tiền thưởng là cao cả, còn Tử Lộ nhận tặng trâu là thấp hèn. Nhưng Khổng Tử lại thích Do mà chê Tứ. Cho nên quan niệm làm thiện không nên nghĩ tới lợi ích trước mắt mà phải nghĩ đến hậu quả lâu dài về sau. Không nên nghĩ đến đúng cho hiện tại mà phải nghỉ đến đúng cho tương lai. Không nghĩ đến cho riêng mình mà phải nghĩ đến cho mọi người. Việc làm tuy thiện cho hiện thời nhưng sẽ có tác hại trong tương lai thì đó không phải là việc thiện. Còn việc làm hiện thời tuy không thiện nhưng về sau này sẽ có lợi ích nhiều cho mọi người thì đó không thiện mà thiện. Còn những chuyện khác như nghĩa mà không nghĩa, lễ mà không lễ, tín mà không tín, từ bi mà chẵng từ bi v.v… Mọi việc đều phải cẩn thận lựa chọn.


Gặp ác không can thiệp là làm ác


何謂偏正?昔呂文懿公,初辭相位,歸故里,海內仰之,如泰山北斗。有一鄉人,醉而詈之,呂公不動,謂其僕曰:醉者勿與較也。閉門謝之。逾年,其人犯死刑入獄。呂公始悔之曰:使當時稍與計較,送公家責治,可以小懲而大戒;吾當時只欲存心於厚,不謂養成其惡,以至於此。此以善心而行惡事者也。

Thế nào là thiện chánh hay thiện tà ? Xưa có ông Lữ văn Ý(*). Lúc mới từ chức thủ tướng về hưu, dân trong nước ai cũng mến phục kính nể. Nhưng có lần có một dân làng say rượu chửi mắng ông. Ông không giận và bảo người hầu rằng : « Đừng tranh cãi với người say rượu, lễ phép mời họ về ». Qua năm sau, người đó phạm tội tử hình bị giam vào tù. Ông Lữ lúc đó hối hận rằng : « Nếu hôm đó ta cho hắn một bài học, đưa ra quan toà trừng phạt. Có lẽ nhờ chút trừng phạt có thể làm hắn sửa đổi lại hơn là vì ta quá nhân hậu tha thứ bỏ qua làm cho hắn càng lộng hành thêm và cuối cùng phải chịu hậu quả ngày hôm nay ». Đó là một ví dụ vì lòng thiện mà hóa ra làm ác.

(*) Lữ văn Ý : tên là nguyên, hiệu Phùng Nguyên, người Triết Giang, phủ Hồ Châu, huyện Tú Thuỷ. Đậu tiến sĩ, làm quan Biên Thư trong Han Lâm Viện. Từng làm thủ tướng đời Minh.


Làm ác với động cơ thiện là làm thiện


又有以惡心而行善事者。如某家大富,值歲荒,窮民白晝搶粟於市;告之縣,縣不理,窮民愈肆,遂私執而困辱之,眾始定;不然,幾亂矣。故善者為正,惡者為偏,人皆知之;其以善心而行惡事者,正中偏也;以惡心而行善事者,偏中正也;不可不知也。

Lại có khi làm ác mà hoá ra là việc thiện. Như có một người giàu gặp năm mất mùa, dân nghèo ban ngày cướp gạo tại chợ. Người giàu báo lên huyện nhưng huyện không can thiệp. Dân nghèo vì vậy mà lộng hành thêm. Người giàu cho người trừng trị và giam cầm những tên cướp bóc. Nhở vậy mà ổn định được tình thế. Nếu không thì tình trạng không biết sẽ hỗn loạn đến cỡ nào. Cho nên ai cũng hiểu việc thiện là chánh, việc ác là tà. Nhưng có trường hợp việc làm có vẻ ác nhưng với động cơ thiện. Cũng có trường hợp làm thiện nhưng với động cơ ác. Chúng ta không thể không biết đến. Thiện ác tích trữ như đồ vật, nhanh chậm nhiều ít tuỳ theo mình.


何謂半滿?易曰:善不積,不足以成名,惡不積,不足以滅身。書曰:商罪貫盈,如貯物於器。勤而積之,則滿;懈而不積,則不滿。此一說也。

Thế nào là thiện vơi hay thiện đầy? Kinh dịch nói : « Trữ thiện nhiều mới có tiếng tốt. Trữ ác nhiều mới có hoạ sát thân ». Kinh Thư cũng nói : « Tội ác của vua Trụ nhiều như một xâu tiền(*) đầy ». Thiện ác như trữ đồ trong kho. Siêng năng chất chứa sẽ mau đầy, lười sẽ vơi mãi. Đó là một cách nói về vơi và đầy . (*) Một xâu tiền trong thời đó là quá nhiều.


Chân thành cúng dường hai xu hơn công đức ngàn lượng vàng


昔有某氏女入寺,欲施而無財,止有錢二文,捐而與之,主席者親為懺悔;及後入宮富貴,攜數千金入寺捨之,主僧惟令其徒回向而己。因問曰:吾前施錢二文,師親為懺悔,今施數千金,而師不回向,何也?曰:前者物雖薄,而施心甚真,非老僧親懺,不足報德;今物雖厚,而施心不若前日之切,令人代懺足矣。此千金為半,而二文為滿也。

Xưa có một bà thí chủ vào chùa, muốn cúng dường nhưng trong túi chỉ còn hai xu, đem hết để cúng. Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng. Sau số mạng bà thay đổi, bà được tuyển vào cung vua, trở nên giàu có. Bà đem hàng ngàn lượng vàng vào chùa cúng dường, không ngờ trụ trì chỉ sai người đệ tử hồi hướng. Bà thắc mắc hỏi : « Trước kia con cúng dường hai xu Hoà thượng đích thân hồi hướng, lần này con cúng dường hàng ngàn lượng vàng mà Hoà thượng lại không hồi hướng cho con » ? Vị hòa thượng trả lời : « Trước kia tiền tuy ít oi, nhưng lòng chân thành quý giá, nếu lão tăng không đích thân bái sám hồi hướng thì e không xứng với công đức này. Nay tiền cúng dường tuy nhiều, nhưng lòng thành không bằng ngày xưa. Cho nên để đệ tử hồi hướng đã đủ ». Đây nói lên tấm lòng hai xu là đầy, còn tấm lòng ngàn lượng là vơi.


鐘離授丹於呂祖,點鐵為金,可以濟世。呂問曰:終變否?曰:五百年後,當復本質。呂曰:如此則害五百年後人矣,吾不願為也。曰:修仙要積三千功行,汝此一言,三千功行已滿矣。此又一說也。

Ông Chung Ly (*) truyền phương pháp luyện đan cho Lữ Tổ(**) bảo phương pháp này có thể luyện sắt thành vàng để giúp đời. Ông Lữ hỏi : « Luyện vàng như vậy sau này vàng có phai màu không » ? Ông Chung Ly trả lời rằng : « Năm trăm năm sau vàng ấy sẽ biến trở lại thành chất sằt như ngày xưa ». Ông Lữ liền đáp : « Vậy tôi không học vì phương pháp này sẽ hại đến người năm trăm năm về sau ». Ông Chung Ly vừa ý và bảo : « Tôi chẳng qua thử lòng ngươi mà thôi. Muốn tu tiên cần phải tích trữ ba ngàn công hạnh, nhưng chỉ câu trả lời này đã trọn đầy ba ngàn công hạnh rồi ». Đó cũng là một ví dụ về vơi và đầy.

(*) Chung Ly : tên Quyền, người đời Hán, sau tu thành tiên. (**) Lữ Tổ : tên là Nghiêm, hiệu Động Tân, người đời Đường. từng đậu khoa cử, từng làm huyện trưởng. Sau gặp Chung Ly. Chung Ly truyền phương pháp luyện đan và tu tiên. Sau Lữ Tổ tu đạt đạo Làm thiện vì mình, công đức chỉ phân nữa. Không vì mình, được trọn vẹn


又為善而心不著善,則隨所成就,皆得圓滿。心著於善,雖終身勤勵,止於半善而已。譬如以財濟人,內不見己,外不見人,中不見所施之物,是謂三輪體空,是謂一心清淨,則斗粟可以種無涯之福,一文可以消千劫之罪,倘此心未忘,雖黃金萬鎰,福不滿也。此又一說也。

Hơn nữa làm việc thiện mà lòng không mắc vào ý nghĩ làm thiện thì làm thiện ở đâu cũng đạt công đức trọn vẹn. Nếu lòng mắc vào ý nghĩ làm thiện thì dù suốt đời siêng năng làm thiện nhưng công đức chỉ được phân nữa mà thôi. Ví như giúp người bằng tiền; Nếu trong không thấy mình cho, ngoài không thấy người nhận, giữa không thấy giá trị đồng tiền, mới gọi là Tam-Luân-Thể-Không. Bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì dù bố thí một chén thóc cũng có thể trồng thành vô lượng phước đức. Dù bố thí một đồng tiền cũng có thể tiêu trừ được ngàn kiếp nghiệp tội. Nếu làm thiện mà ghi nhớ trong lòng, thì dù bố thí ngàn lượng vàng chăng nữa, phước đức vẫn không trọn vẹn. Đây cũng là một ví dụ về vơi và đầy.


Lòng khởi động niệm, dù thân chưa làm, thiện ác đã tạo.


何謂大小?昔衛仲達為館職,被攝至冥司,主者命吏呈善惡二錄,比至,則惡錄盈庭,其善錄一軸,僅如箸而已。索秤稱之,則盈庭者反輕,而如箸者反重。仲達曰:某年未四十,安得過惡如是多乎?曰:一念不正即是,不待犯也。因問軸中所書何事?曰:朝廷嘗興大工,修三山石橋,君上疏諫之,此疏稿也。仲達曰:某雖言,朝廷不從,於事無補,而能有如是之力。曰:朝廷雖不從,君之一念,已在萬民;向使聽從,善力更大矣。故志在天下國家,則善雖少而大;苟在一身,雖多亦小。

Thế nào là thiện lớn hay thiện nhỏ ? Xưa ông Vệ Trọng Đạt làm trong Hàn Lâm viện. Có một lần bị bắt xuống âm phủ. Diêm vương bảo thư ký đem hai cuốn sổ thiện và ác ra xem thiện ác ông này lúc còn sống trên dương gian thế nào ? Khi hai cuồn sổ đem đến, thấy những cuốn sổ ghi việc ác nhiều đến nổi chất đầy cả sân, còn việc thiện chỉ có một trang, cuốn lại nhỏ như que đũa. Diêm vương bảo bắc lên cân, thấy trang giấy ghi việc thiện lại nặng hơn. Ông Trọng Đạt không hiểu, hỏi : « Năm nay tôi chưa đầy 40 tuổi lẽ nào tội lỗi nhiều đến thế  » ? Diêm vương trả lời rằng : « Lòng nẩy lên một niệm không đúng đã là tội, đâu cần đợi đến ông thật sự đi phạm » ? Ông Trọng Đạt lại hỏi : « Trang giấy cuốn lại ghi việc thiện gì vậy mà nặng thế » ? Diêm vương trả lời : « Vì có lần triều đình dự tính thực hiện một công trình lớn để tu sửa cầu đá ở Tam Sơn(*), ông dâng thư xin cản, vì thấy công trình này sẽ làm khổ cho dân. Trang giấy cuốn lại này chính là lá thư của ông ». Ông Trọng Đạt thưa : « Tuy tôi có dâng thư lên trên, nhưng triều đình không chấp thuận cũng như không, mà sao lại có một tác dụng mạnh mẽ như thế » ? Diêm vương nói : « Tuy triều định không nghe, nhưng vì niệm thiện của ông chỉ nghỉ đến toàn dân, công đức đã nhiều như vậy. Nếu triều đình chấp thuận thì sức mạnh việc thiện sẽ lớn cỡ nào » ? Cho nên niệm thiện chỉ nghĩ đến vì dân vì nước, tuy ít mà công đức nhiều. Còn nghĩ đến mình thì tuy nhiều mà ít.

(*) Tam Sơn : tức thị trấn Phúc-Châu, tỉnh Phúc Kiến.


Khó nhưng làm được mới là quý


何謂難易?先儒謂克己須從難克處克將去。夫子論為仁,亦曰先難。必如江西舒翁,捨二年僅得之束脩,代償官銀,而全人夫婦;與邯鄲張翁,捨十年所積之錢,代完贖銀,而活人妻子,皆所謂難捨處能捨也。如鎮江靳翁,雖年老無子,不忍以幼女為妾,而還之鄰,此難忍處能忍也;故天降之福亦厚。凡有財有勢者,其立德皆易,易而不為,是為自暴。貧賤作福皆難,難而能為,斯可貴耳。

Thế nào là thiện khó và thiện dễ ? Những người trí thức ngày xưa đều nói : « Muốn thắng lòng ích kỷ phải bắt tay từ nơi khó trước ». Đức Không tử bàn về nhân ái cũng nói : « Phải ra sức từ chỗ khó ». Như ở Giang Tây có hai vợ chồng thiếu nợ. Quan toà xử phải bán vợ trả nợ. Lúc đó có giáo sư tên là Thư biết được như vậy bèn bỏ tiền lương dành dụm trong hai năm dạy học đem ra trả nợ dùm cho hai vợ chồng để khỏi phải tan rã. Còn ở huyện Hàm Đan có người cầm vợ mượn tiền, nhưng cuối cùng không tiền trả nợ. Có ông cụ họ Trương biết được chuyện này, bỏ cả số tiền dành dụm trong 10 năm để giúp ông đó chuộc lại vợ. Tiền bạc dành dụm trong nhiều năm đem hết ra bố thí thật là khó. Nhưng hai ông kể trên đều nằm trong trường hợp khó nhưng vẫn làm được. Lại như ông cụ già họ Cận ở huyện Trấn Giang, tuổi đã cao mà không con nối dõi. Có người láng giềng nghèo đem đứa con gái còn trẻ cho ông cụ làm thiếp, ông cụ từ chối trả về vì không nỡ lòng làm phí cuộc đời người con gái trẻ. Đó là chỗ khó mà vẫn làm được. Vì khó làm mà vẫn làm được cho nên trời ban phước khá nhiều. Những người giàu có quyền uy muốn làm công đức thật là dễ. Dễ mà không chịu làm là tự ruồng bỏ mình. Người nghèo làm phước rất khó. Khó mà vẫn làm được mới là quý.


隨緣濟眾,其類至繁,約言其綱,大約有十:第一、與人為善;第二、愛敬存心;第三、成人之美;第四、勸人為善;第五、救人危急;第六、興建大利;第七、捨財作福;第八、護持正法;第九、敬重尊長;第十、愛惜物命。


Mười điều làm thiện


Tùy duyên giúp người có nhiều hình thức. Có thể tóm tắt thành mười loại như sau :


1. Khiến người làm thiện không cần lời


何謂與人為善?昔舜在雷澤,見漁者皆取深潭厚澤,而老弱則漁於急流淺灘之中,惻然哀之,往而漁焉;見爭者皆匿其過而不談,見有讓者,則揄揚而取法之。期年,皆以深潭厚澤相讓矣。夫以舜之明哲,豈不能出一言教眾人哉?乃不以言教而以身轉之,此良工苦心也。

Thế nào là khiến người làm thiện ? Xưa, vua Thuấn thấy những người đánh cá ở ao Lôi đều tranh nhau chiếm chỗ sâu nhiều cá. Còn người già yếu đành chịu phải câu nơi nước cạn hay nước chảy xiết. Thuấn thấy tội nghiệp, bèn tham gia đánh cá. Nhưng khi thấy người nào dành chỗ thì ông im lặng không nói. Còn khi gặp ai nhường chỗ cho nhau thì ông hết lời khen ngợi và noi gương. Một năm sau, những người đánh cá đều bắt chước nhường chỗ cho nhau. Ôi, với thông minh tài giỏi của vua Thuấn, không lẽ không đủ lời để giáo hoá được họ sao ? Nhưng ngài vẫn chịu khó nghĩ ra cách lấy thân làm gương để khiến người khác làm thiện mà không cần nói lời nào, thật là tế nhị.


吾輩處末世,勿以己之長而蓋人;勿以己之善而形人;勿以己之多能而困人。收斂才智,若無若虛;見人過失,且涵容而掩覆之。一則令其可改,一則令其有所顧忌而不敢縱,見人有微長可取,小善可錄,翻然舍己而從之;且為豔稱而廣述之。凡日用間,發一言,行一事,全不為自己起念,全是為物立則;此大人天下為公之度也。

Chúng ta sống trong thời mạt thế này, đừng lấy ưu điểm của mình mà chèn ép người khác, đừng lấy việc hay của mình đi so sánh với người khác, đừng lấy tài giỏi của mình đi làm khó dễ người khác. Đừng nên khoe lộ tài trí của mình, chỉ sử dụng lúc cần mà thôi. Khi thấy người khác làm lỗi nên bao dung che giấu, để họ vừa có dịp tự sửa chữa vừa e ngại không dám lộng hành. Nếu thấy người ta có chút ưu điểm đáng để theo hay làm được chút việc tốt đáng để kể, thì ta nên hạ mình noi gương họ và tán dương cho moi người biết. Hằng ngày, dù nói một lời hay làm một việc, đều xuất phát từ ý nghĩ lợi tha, vì việc nên làm mà làm, đó mới là phong độ của thánh nhân, nhìn mọi việc đều là việc của chung vậy.


2. Thánh phàm khác ở chỗ có lòng kính yêu


何謂愛敬存心?君子與小人,就形跡觀,常易相混,惟一點存心處,則善惡懸絕,判然如黑白之相反。故曰:君子所以異於人者,以其存心也。君子所存之心,只是愛人敬人之心。蓋人有親疏貴賤,有智愚賢不肖;萬品不齊,皆吾同胞,皆吾一體,孰非當敬愛者?愛敬眾人,即是愛敬聖賢;能通眾人之志,即是通聖賢之志。何者?聖賢之志,本欲斯世斯人,各得其所。吾合愛合敬,而安一世之人,即是為聖賢而安之也。

Thế nào là lòng kính yêu ? Xem bề ngoài Quân tử và tiểu nhân đều rất dễ lẫn lộn, vì tiểu nhân có thể giả dạng quân tử. Nhưng lòng quân tử và lòng tiểu nhân khác xa trời vực, một đằng là thiện, một đằng là ác như trắng và đen vậy. Cho nên người ta nói : « Quân tử và người phàm chỉ khác nhau tấm lòng mà thôi. Lòng quân tử chỉ gồm sự tôn kính và yêu thương ». Nói một cách tổng quát, tánh người có nhiệt tình, lạnh lùng, sang trọng, bẩn thỉu, khôn khéo, ngu dại, tài giỏi, hèn nhát .. đủ hạng người, nhưng đều là anh em của ta cả, đều cùng một bản thể cả. Ai mà không đáng kính yêu ? Kính yêu mọi người tức là kinh yêu thánh hiền. Hiểu được ý hướng của mọi người là hiểu được ý hướng thánh hiền. Tại vì sao? Ý hướng của thánh hiền đều muốn mọi người an cư lạc nghiệp. Cho nên ta ở đâu cũng nên kính người thương người, làm cho mọi người an lạc hạnh phúc, là đã thực hiện dùm cho thánh hiền rồi đó.


3. Nâng đỡ người thiện đến nơi chốn


何謂成人之美?玉之在石,抵擲則瓦礫,追琢則圭璋;故凡見人行一善事,或其人志可取而資可進,皆須誘掖而成就之。或為之獎借,或為之維持;或為白其誣而分其謗;務使之成立而後已。大抵人各惡其非類,鄉人之善者少,不善者多。善人在俗,亦難自立。且豪傑錚錚,不甚修形跡,多易指摘;故善事常易敗,而善人常得謗;惟仁人長者,匡直而輔翼之,其功德最宏。

Thế nào là nâng đỡ người thiện ? Như ngọc ẩn trong đá, nếu biết gia công mài dũa ắt sẽ trở thành khuê(*) chương(**) quý giá. Nếu không thì giá trị của họ sẽ bị chôn vùi trong đống gạch. Con người cũng vậy. Khi thấy ai có chí hướng cao, có phẩm chất quý thì ta đều phải nâng đỡ người đó đến nơi đến chốn. Hoặc khích lệ họ, hoặc bảo bọc họ. Nếu họ bị hàm oan thì phải binh vực họ, chia xẻ nỗi oan ức với họ. Cốt sao giúp cho họ trở nên thành tài hữu dụng mới thôi. Thông thường hạng người nào chỉ thích hạng người nấy; Trong xã hội, hạng người hiền ít , hạng người ác nhiều. Cho nên người hiền rất khó sống trong giới phàm tục. Với lại tánh người hào kiệt thường không chịu khuất phục ai, cũng không chú trọng bề ngoài và chi tiết nhỏ. Cho nên người thường không hiểu và thường chỉ trích phê bình họ. Vì thế người hiền làm việc thiện thường dễ thất bại và bị nói xấu. Chỉ có người lương thiện đạo đức mới có thể hiểu và nâng đỡ họ. Công đức ấy lớn lao vô cùng.

(*) Khuê: Khuê là ngọc được điêu khắc mà thành ; hình dạng trên nhọn dưới vuông. Ngày xưa các vị vua thường tặng Khuê cho những công hầu bá tước hay những vị thần tử có công với vua. Đi gặp vua ở triều đình đều phải mang theo. (**) Chương : Khi khuê được cắt làm đôi gọi là chương. Dùng để thờ cúng.


4. Khuyên người mê lầm phải khéo léo


何謂勸人為善?生為人類,孰無良心?世路役役,最易沒溺。凡與人相處,當方便提撕,開其迷惑。譬猶長夜大夢,而令之一覺;譬猶久陷煩惱,而拔之清涼,為惠最溥。韓愈云:一時勸人以口,百世勸人以書。較之與人為善,雖有形跡,然對證發藥,時有奇效,不可廢也;失言失人,當反吾智。

Thế nào là khuyên người trở về lương thiện ? Lòng người chẳng ai không lương thiện ? Nhưng khi con người say sưa bận rộn để theo đuổi danh lợi vật dục, thì rất dễ quên đi lương tâm mà sa đọa làm ác. Khi thấy như vậy ta nên khéo léo dìu dắt nhắc nhở lúc họ đang trong cơn mê lầm. Như đánh thức khi đang trong giấc mơ say. Như chìm đắm trong vòng lẫn quẫn phiền não mà kéo ra nơi mát mẽ tĩnh táo. Nếu làm được như vậy thì tạo ân huệ biết bao ? Hàn Dũ (*) từng nói: « Khuyên người bằng lời, được lợi tức thời. Viết sách khuyên người, được lợi ngàn đời ». Nếu so với "lấy thân làm gương" như vua Thuấn thì khuyên bằng lời hay bằng chữ tuy có hình thức nhưng nếu áp dụng đúng lúc thường đem lại kết quả tốt đẹp bất ngờ, không thể bỏ qua. Gặp người ngang bướng ta dùng thân làm gương, gặp người nhu nhược ta dùng lời khuyên bảo. Nếu khuyên bạn không khéo sẽ mất bạn, lúc đó ta phải tự trách mình đã làm sai chỗ nào rồi.

(*) Hàn Dũ : Người đời Đường. Làm quan đến hai bộ Thị Lang là Lại Bộ và Hình Bộ,. khi chết được vua truy phong quan Lễ Bộ Thượng Thư. Vua còn phong một chữ « Văn ». Cho nên người sau này tôn xưng ông là Hàn Văn Công.


5. Giúp đỡ nhiều ít không cần biết, ra tay giúp ngay mới là quý


何謂救人危急?患難顛沛,人所時有。偶一遇之,當如痌瘝之在身,速為解救。或以一言伸其屈抑;或以多方濟其顛連。崔子曰:惠不在大,赴人之急可也。蓋仁人之言哉。


Thế nào là cứu người nguy ngập ? Ai cũng có lúc tai ương hoạn nạn. Nếu ta thấy có ai trong trường hợp đó thì coi nỗi khổ của họ như là nỗi khổ của mình mà nhanh chóng cứu giúp. Hoặc dùng lời biện minh cho họ những chuyện oan ức, hoặc dùng mọi cách để giúp họ thoát khỏi những thống khổ triền miên. Thôi Tử có nói: « Giúp đỡ nhiềt ít không cần biết, khi cần là ra tay giúp ngay là được rối ». Đó thực là lời nói của người đầy lòng nhân từ vậy.


6. Xây dựng lợi chung, kêu gọi góp sức


何謂興建大利?小而一鄉之內,大而一邑之中,凡有利益,最宜興建;或開渠導水,或築堤防患;或修橋樑,以便行旅;或施茶飯,以濟飢渴;隨緣勸導,協力興修,勿避嫌疑,勿辭勞怨。

Thế nào là xây dựng lợi chung ? Từ thôn xóm đến thành thị, việc gì có ích lợi chung đều phải làm. Như xây dựng cầu cống, dẫn thuỷ nhập điền, như xây đập phòng lụt, sửa chữa cầu đường tiện việc đi lại, hay làm phúc lợi xã hội, giúp người đói khổ. Tùy duyên kêu gọi mọi người, góp sức xây dựng. Không ngại gian nan, không sợ ganh ghét.


7. Tập làm thiện, trước tiên tập bố thí


何謂捨財作福?釋門萬行,以布施為先。所謂布施者,只是捨之一字耳。達者內捨六根,外捨六塵,一切所有,無不捨者。苟非能然,先從財上布施。世人以衣食為命,故財為最重。吾從而捨之,內以破吾之慳,外以濟人之急;始而勉強,終則泰然,最可以蕩滌私情,祛除執吝。

Thế nào là bỏ tiền làm thiện ? Phương pháp hành thiện của nhà Phật rất nhiều, nhưng đứng đầu là bố thí. Bố thí nói gọn là một chữ xả mà thôi. Người làm được như vậy sẽ trong xả lục căn (*), ngoài xả lục trần(**), Xà tất cả những gì đang có. Nếu không làm được như vậy, thì trước tiên tập bố thí bằng tiền. Con người sống cần cơm ăn áo mặc, xem tiền là quan trọng nhất. Nay chúng ta tập xả bỏ tiền, trong có thể phá được tánh tham tiếc của mình, ngoài có thể cứu giúp người đang lâm nạn. Lúc tập ban đầu có lẽ hơi khó, nhưng rồi sẽ quen đi. Bố thí rất dễ rửa sạch được lòng ích kỹ, trừ bỏ tánh keo kiệt.

(*) Lục căn  : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. (**) Lục Trần : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.


8. Hộ trì chánh pháp


何謂護持正法?法者、萬世生靈之眼目也。不有正法,何以參贊天地?何以裁成萬物?何以脫塵離縛?何以經世出世?故凡見聖賢廟貌,經書典籍,皆當敬重而修飭之。至於舉揚正法,上報佛恩,尤當勉勵。

Thế nào là hộ trì chánh pháp ? Pháp là cái thấy của chúng sanh tích trữ trong muôn kiếp và được lưu truyền lại. Nếu không có chánh pháp thì làm sao ta có thể góp phần xây dựng trời đất ? Làm sao tài bồi vạn vật ? Làm sao thoát khỏi sự ràng buộc bởi lục trần ? Làm sao tổ chức lai thế giới và đưa chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi ? Cho nên khi thấy các pho tượng thánh hiền trong chùa chiền cũng như các kinh sách, ta đều phải kính trọng, duy trì và tu bổ. Càng phải khuyến khích các việc hoằng dương chánh pháp cũng như đền đáp ân Phật.


9. Tôn kính người trên như tôn kính trời


何謂敬重尊長?家之父兄,國之君長,與凡年高、德高、位高、識高者,皆當加意奉事。在家而奉侍父母,使深愛婉容,柔聲下氣,習以成性,便是和氣格天之本。出而事君,行一事,毋謂君不知而自恣也。刑一人,毋謂君不知而作威也。事君如天,古人格論,此等處最關陰德。試看忠孝之家,子孫未有不綿遠而昌盛者,切須慎之。

Thế nào là tôn kính trưởng lão ? Đối với cha mẹ anh chị trong nhà, vua quan trong nước, người già cả, người đạo đức, có chức vị, có hiểu biết, ta đều phải hết sức để ý vấn đề tôn kính phụng sự. Ở nhà phụng sự cha mẹ phải hết lòng thương mến, đối xử dịu dàng hòa nhã. Tập cho quen tánh hoà thuận, đó là điều căn bản để cảm ứng với trời. Đi ra ngoài phụng sự người trên, làm bất cứ việc gì, đừng nghĩ người trên không biết thì muốn làm gì thì làm. Xử phạt cũng vậy, đừng nghĩ người trên không biết mà lạm thế làm oai. Cách ngôn có câu : « Phụng sự người trên phải xem như phụng sự trời » vậy. Ở đây, yếu tố quan trọng nhất là âm đức. Chúng ta thử để ý xem những gia đình trung hiếu, không con cháu nào không phát đạt thịnh vượng lâu dài. Ta phài cẩn thận để ý điểm này.


10. Yêu quý mạng sống, nhớ ơn cơm áo


何謂愛惜物命?凡人之所以為人者,惟此惻隱之心而已;求仁者求此,積德者積此。周禮、孟春之月,犧牲毋用牝。孟子謂君子遠庖廚,所以全吾惻隱之心也。故前輩有四不食之戒,謂聞殺不食、見殺不食、自養者不食、專為我殺者不食。學者未能斷肉,且當從此戒之。漸漸增進,慈心愈長。不特殺生當戒,蠢動含靈,皆為物命。求絲煮繭,鋤地殺蟲,念衣食之由來,皆殺彼以自活。故暴殄之孽,當於殺生等。至於手所誤傷,足所誤踐者,不知其幾,皆當委曲防之。古詩云:愛鼠常留飯,憐蛾不點燈。何其仁也?

Thế nào là yêu quý mạng sống ? Con người sở dĩ xứng đáng gọi là người chỉ vì có lòng thương xót mà thôi. Ta có thể trở nên người nhân nghĩa đạo đức hay không đều căn cứ trên yếu tố đó. Đầu mùa xuân là lúc muôn loài mang thai sanh con đẻ cái. Cho nên Chu Lễ(*) quy định cấm giết súc vật cái làm đồ tế vào tháng Giêng. Mạnh Tử nói : « Quân tử phải tránh xa nhà bếp » là để bảo toàn lòng thương xót của mình vậy. Các vị tiền nhân đều giữ bốn giới không ăn : « Nghe tiếng kêu của con thú bị giết thì không ăn. Thấy con thú bị giết thì không ăn. Con thú do chính mình nuôi thì không ăn. Con thú bị giết vì mình thì không ăn ». Nếu chúng ta chưa có thể hoàn toàn bỏ hẳn được ăn mặn thì cũng nên bắt đầu tập giữ bốn giới này. Rồi dần dần tiến lên. Khi lòng từ bi ngày càng tăng trưởng, lúc đó không những giữ giới sát sanh thú vật mà đến những con trùng nhỏ bé đều phải bảo vệ vì chúng cũng có linh tính, có mạng sống. Những áo lụa ta mặc phải nấu chết biết bao con tằm để lấy tơ ? Những miếng cơm ta ăn phải cuốc đất sát trùng biết bao nhiêu ? Ta phải nhớ ơn và tiết kiệm từng miếng ăn áo mặc vì chúng chết để nuôi sống ta. Nếu ta phí phạm chẳng khác gì sát sanh ? Còn vô tình giết hại như tay đập chân giẫm thì biết đâu mà kể. Ta phải hết sức tránh né. Thơ ngày xưa có hai câu : « Thương chuột để lại chút cơm, thương bướm ngài không đốt đèn dầu ». Thật là từ bi biết bao !

(*) Chu Lễ : là một cuốn sách do Chu Công viết để quy định mọi nghi lễ của triều đại nhà Chu. Các vua sau này đều căn cứ vào cuốn sách này để soạn ra nghi lễ của họ.


善行無窮,不能殫述;由此十事而推廣之,則萬德可備矣。


Hình thức hành thiện nhiều vô cùng tận, không sao kể hết. Hãy theo mười điều kể trên mà suy diễn phát huy thì tất cả công đức rồi sẽ đầy đủ.


Chương bốn : Đức hạnh khiêm tốn


第四篇 謙德之效


易曰:天道虧盈而益謙;地道變盈而流謙;鬼神害盈而福謙;人道惡盈而好謙。是故謙之一卦,六爻皆吉。書曰:滿招損,謙受益。予屢同諸公應試,每見寒士將達,必有一段謙光可掬。

Kinh Dịch dạy quy luật vũ trụ: Luật trời : Dư thừa bị rút bớt, Thiếu hụt được bổ thêm. Luật đất : Cao lồi bị bào mòn, Trũng thấp được bồi đắp. Luật quỷ thần : Kiêu ngạo bị trừng phạt, Khiêm tốn được ban phước. Luật người : Tự mãn bị chúng nghét, Khiêm hạ được giúp thương. Qua những quy luật trên, chúng ta nhận thấy từ trời, đất, quỷ, thần cho đến con người đều binh vực khiêm hạ. Trong Kinh Dịch(*) gồm 64 quẻ, quẻ nào cũng bao gồm tính chất tốt lẫn xấu, chỉ có quẻ Khiêm này trong đó 6 hào(**) đều tốt. Kinh Thư cũng dạy rằng : « Tự mãn gây thiệt thòi, Tự khiêm được ích lợi ». Ta nhiều lần đi thi với những bạn học đều nhận thấy rằng những thí sinh sắp sửa thi đậu đều có một khuông mặt tràn đầy khiêm tốn.

(*) Kinh Dịch : dạy chúng ta hiểu rõ quy luật thiên nhiên cũng như quy luật con người để ta biết điều gì nên tìm đến và điều gì nên tránh né . (**) Hào : Trong Kinh Dịch có 64 quẻ. Mỗi quẻ gồm 6 hào, hào có nghĩa là giao nhau, nói lên tính chất tốt hay xấu cho từng trường hợp.


Thật thà chất phát, cung kính vâng chìu, thận trọng dè dặt, bị nhục không cãi.


辛未計偕,我嘉善同袍凡十人,惟丁敬宇賓,年最少,極其謙虛。予告費錦坡曰:此兄今年必第。費曰:何以見之?予曰:惟謙受福。兄看十人中,有恂恂款款,不敢先人,如敬宇者乎?有恭敬順承,小心謙畏,如敬宇者乎?有受侮不答,聞謗不辯,如敬宇者乎?人能如此,即天地鬼神,猶將佑之,豈有不發者?及開榜,丁果中式。

Năm Tân Mùi (1571), mười anh em trong huyện Gia Thiện chúng ta lên kinh đô thi cử nhân. Trong đó Đinh Kính Vũ là người trẻ tuổi nhất và cũng là người khiêm tốn nhất trong nhóm. Ta nói cho người bạn Phi Cẩm Ba rằng : « Người này năm nay sẽ đậu. » Phi Cẩm Ba không hiểu hỏi : « Sao anh biết hay thế ? » Ta nói : « Chỉ có người khiêm tốn mới gặp lành. Anh xem trong mười người chúng ta, có ai thật thà chất phát, không dành dẫn đầu lấy oai như Kính Vũ đâu? Có ai cung kính vâng chiều, thận trọng dè dặt như Kính Vũ đâu? Có ai bị làm nhục mà vẫn im lặng, bị nói xấu mà không biện hộ như Kính Vũ đâu? Người được như thế, trời đất quỷ thần đều sẽ phù hộ, làm sao mà không đậu được » ? Đến khi xem kết quả, quả thật Kính Vũ thi đậu.


Khiêm hạ nghiêm nghị, thản nhiên nhận lỗi


丁丑在京,與馮開之同處,見其虛己斂容,大變其幼年之習。李霽巖直諒益友,時面攻其非,但見其平懷順受,未嘗有一言相報。予告之曰:福有福始,禍有禍先,此心果謙,天必相之,兄今年決第矣。已而果然。

Năm Đinh Sửu (1577) ta đi thi tại Kinh đô. Ở chung phòng với ông Phùng Khai Chí(*). Thấy ông khiêm hạ với nét mặt nghiêm nghị, không còn thấy những tạp khí ngày xưa nữa. Ông Phùng có một bạn tốt tên là Lý Tề Nghiêm, người thật thà thẳng thắng, thấy bạn làm sai là phê bình ngay trước mặt. Vậy mà ông Phùng thản nhiên nhận lỗi, không hề cãi lại. Tôi nói với ông Phùng rằng : « Phước hay họa sắp đến đều có những dấu hiệu báo trước của nó. Nếu lòng thật sự khiêm tốn thì trời sẽ giúp. Theo nhận xét của tôi, năm nay ông chắc chắn thi đậu ». Sau đó ông Phùng đậu đúng y như ta đoán.

(*) Phùng Khai Chi : Họ Phùng, tên Mộng Trinh, hiệu Khai Chi, người Triết Giang đời Minh. Học rộng chí cao, đậu tiên sĩ hạng nhất, làm quan biên soạn trong Hàn Lâm Viện.


趙裕峰、光遠,山東冠縣人,童年舉於鄉,久不第。其父為嘉善三尹,隨之任。慕錢明吾,而執文見之,明吾,悉抹其文,趙不惟不怒,且心服而速改焉。明年,遂登第。

Ông Triệu Dư Phong, người tỉnh Sơn Đông, huyện Quan. Chưa đầy 20 tuổi đã thi đậu cử nhân. Nhưng sau đó thi tiến sĩ mãi vẫn không đậu. Thân phụ ông làm khoa trưởng huyện Gia Thiện. Ông Phong xin đi theo giúp việc. Trong huyện có ông Tiên Minh Ngộ, người tài cao học rộng, ông Phong lấy làm ngưỡng mộ và đem những bài văn xuất săc đến gặp ông Tiên Ngộ nhờ chỉ dạy. Nhưng không ngờ ông Ngộ lấy viết gạch bỏ hết những câu trong văn của ông Phong. Nếu là người khác chắc đã nổi nóng lên rồi, nhưng ông Phong không những không giận, mà lại khâm phục và nhanh chóng vâng lời sửa sai. Năm tới ông liền đậu tiến sĩ.


Phước sắp đến, trí tuệ mở : lông bông sẽ chửng chạc, láo xược sẽ nghiêm nghị


壬辰歲,予入覲,晤夏建所,見其人氣虛意下,謙光逼人,歸而告友人曰:凡天將發斯人也,未發其福,先發其慧;此慧一發,則浮者自實,肆者自斂;建所溫良若此,天啟之矣。及開榜,果中式。

Năm Nhâm Thìn(1592), ta lên kinh đô ra mắt vua. Ở đó ta có quen ông Hạ Kiến Sở. Thấy ông ta có khí sắc nhún nhường hạ mình, vẻ khiêm tốn tràn đầy. Ta về nói với bạn rằng : « Trời sắp ban phước cho người này ! Vì phước chưa đến mà đã thấy trí tuệ mở(*). Một khi trí tuệ mở thì người lông bông sẽ chửng chạc lại, người láo xược sẽ nghiêm nghị lại. Ông Kiến Sơ hiền lành ôn hoà đến mức như thế là dấu hiệu trời đã mở trí huệ cho ông ». Đến khi công bố kỳ thi kết quả, ông Kiến Sơ trúng tuyển thật.

(*) Trí tuệ mở : Khi lòng yên tịnh đến một mức độ nào đó sẽ có hiện tượng khai trí tuệ. Có nghĩa là người đó sẽ cảm thấy đầu óc bỗng rõ ràng sáng sủa, những vấn đề ngày xưa không thấy mà bây giờ thấy rõ, những vấn đề ngày xưa cho là rắc rối nan giài bây giờ có thể giải quyết nhanh chóng dễ dàng, thái độ bề ngoài trở nên nghiêm nghi chững chạc.


Tạo công đức không cần tốn tiền, giữ niệm thiện trong lòng là đủ


江陰張畏巖,積學工文,有聲藝林。甲午,南京鄉試,寓一寺中,揭曉無名,大罵試官,以為瞇目。時有一道者,在傍微笑,張遽移怒道者。道者曰:相公文必不佳。張益怒曰:汝不見我文,烏知不佳?道者曰:聞作文,貴心氣和平,今聽公罵詈,不平甚矣,文安得工?張不覺屈服,因就而請教焉。

Ở huyện Giang Âm có ông Trương Uy Nghiêm. Học vấn giỏi, văn chương hay. Nổi tiếng trong giới văn học. Năm Giáp Ngọ(1594) đi thi cử nhân ở Nam Kinh. Ông ở trọ trong một ngôi chùa. Sau khi biết kết quả thi rớt, ông trở về chùa mở miệng mắng chửi giám khảo kỳ thi là mờ mắt, không thấy tài năng của ông. Lúc đó bên cạnh có một đạo sĩ nhìn ông mỉm cười. Ông Trương liền đổ cơn giận về phía đạo sĩ. Đạo sĩ bèn nói : « Văn chương của ông chắc chắn không hay ». Ông Trương càng nổi nóng thêm nói rằng : « Thầy chưa đọc văn tôi sao biết văn tôi không hay » ? Đạo sĩ nói : « Làm văn hay điều khó nhất là phải sáng tác trong lòng bình yên. Nay nghe ông chửi rủa đủ thấy lòng ông không yên, như vậy văn của ông làm sao hay được ?» Ông Trương cảm thấy ông đạo sĩ có lý và xin chỉ dạy.


道者曰:中全要命;命不該中,文雖工,無益也。須自己做個轉變。張曰:既是命,如何轉變。道者曰:造命者天,立命者我;力行善事,廣積陰德,何福不可求哉?張曰:我貧士,何能為?道者曰:善事陰功,皆由心造,常存此心,功德無量。且如謙虛一節,並不費錢,你如何不自反而罵試官乎?

Đạo sĩ nói : « Đậu rớt đều do số mạng. Nếu số mạng không đậu thì dù văn chương hay cách nào cũng chẳng làm gì được. Cho nên phải tự thay đổi số mạng trước ». Ông Trương hỏi : « Nếu là số mạng thì làm sao thay đổi » ? Đạo sĩ nói : « Mạng tuy do trời tạo, nhưng đổi hay không là do ta. Chỉ cần hết lòng làm thiện, tích trữ âm đức(*). Phước nào mà chẳng cầu không được » ? Ông Trương nói : « Tôi là học trò nghèo, tiền đâu để làm thiện » ? Đạo sĩ nói : « Việc thiện và âm đức chẳng qua phản ảnh tấm lòng của mình. Nếu luôn giữ một lòng lương thiện, công đức sẽ vô lượng. Như giữ lòng khiêm tốn chẳng hạn, chẳng cần tốn xu nào. Sao ông không tự xét lại mình mà lại còn chỉ trích giám khảo làm gì ? »

(*) Âm đức : Làm thiện ngấm ngầm không ai hay.


張由此折節自持,善日加修,德日加厚。丁酉,夢至一高房,得試錄一冊,中多缺行。問旁人,曰:此今科試錄。問:何多缺名?曰:科第陰間三年一考較,須積德無咎者,方有名。如前所缺,皆係舊該中式,因新有薄行而去之者也。後指一行云:汝三年來,持身頗慎,或當補此,幸自愛。是科果中一百五名。

Từ đó về sau, ông Trương dẹp bỏ tạp khí kiêu ngạo của mình và nghiêm chỉnh kềm chế mình để đừng lạc vào con đường ngày xưa nữa. Vì vậy việc thiện mỗi ngày mỗi tu thêm, phước đức mỗi ngày mỗi tích lũy nhiều. Đến năm Đinh Dậu(1597), ông nằm mơ thấy đi đến một lầu cao, trông thấy danh sách trúng tuyển nhưng bên trong còn có nhiều chỗ bỏ trống. Ông hỏi người kế bên, người đó trả lời rằng : « Đây là danh sách trúng tuyển kỳ thi năm nay. » Hỏi : « Tại sao có nhiều chỗ bỏ trống? » Trả lời rằng : « Danh sách trúng tuyển cứ mỗi ba năm xét lại một lần, phải là những ai có âm đức và không gây tội lỗi mới có tên trong danh sách này. Như những chỗ bỏ trống đều là tên của những người đáng lẽ thi đậu những vì hạnh kiểm của họ không tốt cho nên bị xóa đi. » Sau đó lại chỉ vào một chỗ trống trên bảng danh sách và nói rằng : « Đây là chỗ của ông. Ba năm nay ông kiểm soát mình khá cẩn thận, có lẽ cũng sắp có tên rồi đấy. Mong ông tự thương lấy mình, đừng làm lỗi lầm nữa ». Quả nhiên năm đó ông Trương đậu hạng 105.


Khiêm tốn lòng mở rộng, rộng lượng chứa phước nhiều


由此觀之,舉頭三尺,決有神明;趨吉避凶,斷然由我。須使我存心制行,毫不得罪於天地鬼神,而虛心屈己,使天地鬼神,時時憐我,方有受福之基。彼氣盈者,必非遠器,縱發亦無受用。稍有識見之士,必不忍自狹其量,而自拒其福也。況謙則受教有地,而取善無窮,尤修業者所必不可少者也。

Qua những chuyện xảy ra ở trên, chúng ta thấy rằng, xung quanh chúng ta đều luôn có thần minh giám sát. Dĩ nhiên ai cũng muốn gom góp phước đức và tránh né tai hoạ, việc ấy hoàn toàn là do ta quyết định. Ta phải luôn luôn nhớ đến kiểm soát hành động của mình. Đừng bao giờ làm mất lòng thiên địa quỉ thần, mà còn phải khiêm tốn hạ mình. Để cho thiên địa quỉ thần lúc nào cũng thương xót ta, vậy mới tạo được nền tảng nhận phước. Còn những người tự cao đều không thể mở lòng rộng lượng hơn thêm. Dù một thời vượng lên rồi cũng không duy trì được lâu. Cho nên đối với người có chút hiểu biết, không ai muốn làm lòng mình nhỏ hẹp không chỗ chứa đựng phước báo. Hơn nữa, với lòng khiêm tốn, đi đến đâu cũng có người sẵn sàn chỉ dạy giúp đỡ, ích lợi vô cùng. Nhất là đối với những người đi theo con đường thi cử, khiêm tốn là điều không thể thiếu được.


Có chí như gốc rễ, có rễ mới có trái


古語云:有志於功名者,必得功名;有志於富貴者,必得富貴。人之有志,如樹之有根,立定此志,須念念謙虛,塵塵方便,自然感動天地,而造福由我。今之求登科第者,初未嘗有真志,不過一時意興耳;興到則求,興闌則止。孟子曰:王之好樂甚,齊其庶幾乎?予於科名亦然。

Người xưa nói rằng : « Người có chí công danh(*) sẽ có công danh. có chí phú quí sẽ có phú quí ». Ý chí của con người như rễ của cây, có rễ mới có trái. Muốn tạo vững ý chí này, ý nghĩ nào cũng phải khiêm tốn, việc làm nào cũng tạo phương tiện cho người khác, dù là chuyện nhỏ như hạt bụi, cũng hết lòng mà cống hiến. Như thế mới cảm động trời đất rồi phước mới đến. Phải nhớ rằng phước tạo được hay không là do nơi ta. Nay người mong cầu thi đậu làm quan thường không có chí vững chắc ; Tùy cơn hứng, hứng lên thì hăng say, hứng xuống rồi bỏ. Mạnh tử nói với vua Tề Tôn rằng : « Vua vui thích nhạc. Nếu vua vui mà không quên làm cho dân vui, khổ mà không quên giải quyết vấn đề khổ cho dân thì nước Tề không lý do gì mà không đi đến thịnh vượng ». Ta nhìn con đường công danh cũng như thế; Ta ước mong công danh, nhưng vẫn không quên nâng đở cho mọi người đều được công danh, số mạng mọi người đều chuyển biến thịnh vương.

(*) Công danh : khi thi đậu từ tú tài trở lên mới được gọi là có công danh.


Tài liệu tham khảo

- 了凡四訓精解- 黃智海先生演述 ""http://book.bfnn.org/books/0113.htm""

Personal tools