Ending Sectarianism
From Bvd
Ending Sectarianism
Chấm Dứt Chủ Nghĩa Tông Phái
Khi còn ở Hồng Kông, Hòa Thượng hoằng dương Phật Pháp bằng cách đặt tầm quan trọng đồng đều về cả năm tông phái -Thiền, Giáo, Luật, Mật và Tịnh Độ. Lúc Hòa Thượng đến Hoa Kỳ, Ngài tiếp tục tinh thần thống nhất Phật Giáo và loại bỏ chủ nghĩa tông phái.
Sau đây là cuộc phỏng vấn Hòa Thượng Tuyên Hoá của ông Karl Ray, đăng trên tạp chí Shambala Review trước đây, dưới tựa đề: "Trở về Nguồn".
Karl Ray : Câu đầu tiên tôi muốn hỏi là căn cứ trên một bài báo trong đó Hòa Thượng đề nghị các Phật tử hãy quên đi lằn ranh phân biệt tông phái. Xin Hòa Thượng đề nghị một vài bước thực tiễn hầu các tổ chức Phật Giáo có thể theo để đạt được mục tiêu đó?
Hòa Thượng: Trước khi Đức Phật đến thế gian thì chưa có Phật Giáo. Sau khi Đức Phật xuất hiện thì Phật Giáo mới được hình thành, tuy nhiên trong thời gian đó chưa có vấn đề phân chia thành phái hay tông. Chủ thuyết tông phái là một cái nhìn cục diện, một quan điểm hạn hẹp, và không thể nào đại biểu cho Phật Giáo một cách trọn vẹn. Cái bản thể toàn diện của Phật Giáo, cái bản thể trọn vẹn đó, không chấp nhận những phân chia như vậy. Khi bạn phân chia cái tổng thể của Phật Giáo thành tông và phái, bạn chỉ chia chẻ nó ra thành nhiều mảnh. Để hiểu rõ Phật Giáo một cách trọn vẹn, chúng ta phải từ bỏ quan niệm về tông và phái để trở về Phật Giáo nguyên khởi. Chúng ta phải trở về gốc rễ và trở lại cội nguồn.
Karl Ray: Điều này đưa đến câu hỏi của tôi về các pháp môn giảng dạy ở tu viện Kim Sơn. Theo tôi biết thì Ngài giảng dạy cả 5 tông phái, bao gồm Thiền tông, Giáo tông, Luật tông , Mật tông, và Tịnh Độ tông . Tất cả những tông phái này có thể dạy chung với nhau như thế được không? Chúng có thuộc về bản thể nguyên khởi của giáo lý Phật Giáo hay không?
Hòa Thượng: Năm tông phái này được tạo nên bởi những tín đồ Phật Giáo không có chuyện gì làm và muốn tìm chuyện làm cho hết thì giờ của họ. Năm tông phái này đều xuất xứ từ Phật Giáo. Bởi vì chúng từ Phật Giáo mà ra nên các tông phái này cũng có thể trở về với tín đồ Phật Giáo. Mặc dù năm tông phái này nhằm đáp ứng cho những mục tiêu khác nhau, nhưng đều có một chủ đích tối hậu. Có câu rằng:
Chỉ có một con đường trở về nguồn cội,
Nhưng có nhiều phương tiện để đến nơi.
Mặc dù có những năm tông phái khác nhau, chúng đều trong một "Phật Giáo" duy nhất. Nếu bạn muốn am tường tổng thể của Phật Giáo thì bạn không cần phải chia cắt nó ra thành nhiều tông hay phái. Từ thuở ban đầu đã không có những sự phân chia đó. Tại sao lại tạo ra vấn đề trong khi chúng ta không có vấn đề ngay từ đầu? Tại sao phải phân chia để càng tạo thêm nhiều vọng tưởng vốn đã nhiều rồi của chúng sanh?
Có người nghĩ rằng năm tông phái là những cái gì thật đặc biệt và tuyệt vời. Thật ra những tông phái này chẳng bao giờ rời xa tự thân Phật Giáo. Cũng như chính quyền của một quốc gia. Chính quyền được cấu tạo bởi nhiều cơ quan khác nhau. Có bộ Y Tế, bộ Kinh Tế, bộ Ngoại Giao, bộ Nội Vụ, v.v... Có thể người ta không nhận ra rằng tất cả các bộ nầy trực thuộc vào một chính phủ duy nhất. Họ có thể nhìn thấy một bộ, mà không nhận ra toàn thể chính quyền. Lối nhìn của họ thiển cận. Bây giờ, chúng ta mong muốn dấn bước từ cành về cội rễ. Tương đương với gốc rễ là chính phủ và cành nhánh là những cơ quan khác nhau. Con người không nên bỏ đi gốc rễ mà bám theo cành ngọn. Nếu bạn chỉ thấy những bộ riêng biệt mà không nhận ra chính quyền thì bạn không thể hiểu những vấn đề mà cả quốc gia đang đối đầu. Bạn sẽ không có một khái niệm nào về chuyện đó cả.
Karl Ray: Nếu như vậy thì con người nên tự do theo đuổi bất cứ một hoặc tất cả những pháp môn?
Hòa Thượng: Dĩ nhiên. Tôn giáo không thể ràng buộc ai cả.
Karl Ray: Và nếu một cá nhân chọn theo chỉ một tông phái nào đó, có thể người ấy đạt được cứu cánh mà tất cả các tông phái nhắm vào hay không?
Hòa Thượng: Tất cả các con đường đều dẫn đến La Mã. Tất cả các con đường đều đưa đến Thành phố Cựu Kim Sơn. Tất cả các con đường đều đưa bạn đến Nữu Ước. Bạn có thể hỏi: "Tôi có thể đến Nữu Ước bằng đường này không?", tuy nhiên bạn hãy nên tự hỏi: "Tôi có sẽ dấn chân trên con đường đó hay không?"
http://www.dharmasite.net/sf/life/life9-2-6.html
Ending Sectarianism
In Hong Kong, the Venerable Master propagated the Dharma by giving equal importance to the five schools - Chan, Teaching, Vinaya, Secret, and Pure Land. When the Master came to America, the spirit of eliminating sectarianism and uniting Buddhism continued.
Below is an interview with Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua conducted by Karl Ray, which originally appeared in the former Shambala Review under the title "Back to the Source".
Karl Ray: The first question I would like to ask is based on an article in which you suggest that Buddhists forget sectarian lines. Can you suggest practical steps that Buddhist organizations can take to bring this about?
Master: Before the Buddha came into the world there was no Buddhism. After the Buddha appeared, Buddhism came into being, but there was not as yet any division into sects or schools. Sectarianism is a limited view, a view of a small scope, and cannot represent Buddhism in its entirety. The complete substance of Buddhism, the totality, admits no such divisions. When you divide the totality of Buddhism into sects and schools, you merely split it into fragments. In order to understand Buddhism in its totality, one must eliminate views of sects and schools and return to original Buddhism. One must return to the root and go back to the source.
Karl Ray: That brings me to a question about the different teachings taught here at Gold Mountain Monastery. I understand that you teach five different schools, including the Ch'an School, the Teaching School, the Vinaya School, the Secret School, and the Pure Land School. Can they all be taught like this together? Do they belong to the original corpus of Buddhist teachings?
Master: The Five Schools were created by Buddhist disciples who had nothing to do and wanted to find something with which to occupy their time. The Five Schools all issued from Buddhism. Since they came forth from Buddhism, they can return to Buddhist as well. Although the Five Schools serve different purposes, their ultimate destination is the same. It is said:
There is only one road back to the source,
But there are many expedient ways to reach it.
Although there are five different schools, they are still included within one "Buddhism". If you want to understand the totality of Buddhism, you need not divide it up into schools or sects. Originally there were no such divisions. Why make trouble when there is none? Why be divisive and cause people to have even more false thoughts than they already have?
People think that the Five Schools are something really special and wonderful. In fact, they have never departed from Buddhism itself. It's just like the government of a country. The government is made up of different departments. There is a Department of Health, a Department of Economics, a State Department, a Department of the Interior, and so forth. People may not
realize that all these different departments are under a single government. All they recognize is the department, and they don't recognize the government as a whole. Their outlook is narrow. Now, we wish to move from the branches back to the roots. In the analogy, the roots are the government and the branches are the various departments. People should not abandon the roots and cling to the branches. If you see only the individual departments and fail to recognize the government, you will never be able to understand the problems faced by the country as a whole. You'll have no idea what they're about.
Karl Ray: Then one should feel free to pursue any or all of the teachings?
Master: Of course. Religion can't be allowed to tie one up.
Karl Ray: And if one chooses to follow only one certain school, can one reach the goal that all of them aim for?
Master: All roads lead to Rome. All roads come to San Francisco. All roads will take you to New York. You may ask, 'Can I get to New York by this road?' but you would do better to ask yourself, 'Will I walk that road or not?'