Thirty Eight Pigeons
From Bvd
Ba Mươi Tám Con Chim Bồ Câu
Trong buổi lễ đầu tiên mà những người đệ tử Hoa Kỳ trẻ tuổi được chứng kiến, tổ chức trên mái nhà Giảng Đường Phật Giáo vào năm 1968, có ba mươi tám con chim bồ câu được thả ra. Tất cả các con chim đều bay đi ngoại trừ hai con. Hai con chim bồ câu này đã ở lại và trở thành kẻ tham dự các sinh hoạt tại Giảng Đường Phật Giáo. Hòa Thượng đã rơi nước mắt khi giải thích rằng những con chim nay đã từng là đệ tử xuất gia của ngài vào đời nhà Đường (khoảng năm 750 sau Công Nguyên) tại Trung Hoa.
Hòa Thượng đặt tên chúng là Mười Hai Nhân Duyên và Bảy Bồ Đề Phần, và chúng có đặc tính rất rõ ràng. Bảy Bồ Đề Phần thì dịu dàng nhưng Mười Hai Nhân Duyên thì tánh thiếu kiên nhẫn và thường đập cánh vào Hòa Thượng, ngài đã giáo hóa nó bằng trí tuệ và lòng từ bi dịu dàng.
Con chim này thường nóng giận bay vòng vòng nếu muốn một cái gì đó mà không được. Những trí tuệ và thiện xảo phương tiện của Hòa Thượng dùng giáo hóa hai con chim này không phải vô ích đối với những đệ tử là loài người, vì họ cũng chịu khổ sở do những phiên não giống như vậy.
Một trong các phiền não này là thức ăn, bởi vì nhiều đệ tử Hoa Kỳ trẻ tuổi của Hòa Thượng thích noi theo hạnh ăn ngày một bữa của Hòa Thượng, họ cũng đang cố gắng để làm chủ đuợc hạnh này.
Hòa thượng khéo léo hướng dẫn giáo huấn những con chim này về vấn đề tham muốn thức ăn. Ngài dùng cái chai thủy tinh đổ đầy những hạt ngũ cốc ngon lành nhất. Ban đầu chai chứa hạt đầy đến miệng chai và hai con chim thích thú đậu trên bờ miệng chai và mổ vào hat trong chai. Từ từ lượng hạt trong chai bớt đi cho đến khi chim phải vươn cổ sâu vào trong chai mới ăn được, thông thường chúng mất thăng bằng và té ngã khi tìm cách lấy thức ăn. Trong hình ở đây, Hòa Thượng đang cho mấy con chim ăn bằng chai đã gần trống hết hạt ngũ cốc.
Excerpt from an article compiled by Shi Hengchi
p.44 - 46, In Memory of Ven. Master Hua, Vol. II
************************
http://www.advite.com/sf/assm/assm7-2.html
Thirty-Eight Pigeons
During the first such ceremony that these young Americans had ever witnessed, held on the roof of the Buddhist Lecture Hall in 1968, thirty-eight pigeons were released. All but two flew away. Those two pigeons stayed around and became regular participants in the activities at the Lecture Hall. The Master shed tears as he explained that these birds had been his left-home disciples during the Tang Dynasty (around 750 A.D.) in China.
The Master gave them the names 'Twelve Causes and Conditions' and 'Seven Bodhi Shares,' and their dispositions were quite distinct. Seven Bodhi Shares was gentle, but Twelve Causes and Conditions was impatient and would often beat her wings against the Master, who taught her with wise and gentle kindness.
Or she would fly about in a rage if she didn't get what she wanted. The Master's wisdom and clever expedients in teaching the birds weren't lost on his human disciples, who suffered from many of the same afflictions.
One of these afflictions was food, because many of the young American disciples, inspired by the Master's practice of taking only one meal a day, were trying to master that practice themselves.
The Master wisely directed to the birds his teaching about greed for food. He fed them from a tall glass jar filled with the best of grains. At first the jar was filled to the brim and the two birds would happily perch on the rim and peck at the grain. Gradually the amount of grain in the tall glass jar decreased until the birds had to reach far into the jar, often unceremoniously losing their balance in the process, in order to get the food. The Master, shown here feeding the birds from a nearly empty jar.
Excerpt from an article compiled by Shi Hengchi p.44 - 46, In Memory of Ven. Master Hua, Vol. II