Khong mong cau
From Bvd
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị
(trang 97-98, Treasure Trove):
Niềm An Lạc của Sự Không Mong Cầu
Càng biết ít chuyện, bạn sẽ bớt nhiều phiền nảo
Càng giao thiệp rộng, càng nhiều thị phi.
Phần lớn người ta mong được học rộng hiểu nhiều, thế nhưng người tu đạo thì chỉ cầu “Sự Không Biết”. Tại sao? Vì khi quý vị biết ít về chuyện đời của thế gian chừng nào thì sẽ càng bớt những rắc-rối chừng đó. Hơn nữa, càng quen biết giao thiệp rộng, quý vị sẽ gặp nhiều thị phi. Cho dù lúc đầu tuy không có chuyện gì cả, nhưng rồi sau này sẽ sanh sự. Bởi thế, những người tìm học thức thì mong có được kiến thức ưu bác, trong khi hành giả tu đạo chỉ mong “Sự Không Biết”.
Không biết có nghĩa là:
Lớn thành kẻ khờ, bạn là bậc vĩ nhân
Học đến trở thành ngốc, đây là người hiếm có.
Khi lớn lên nếu quý vi có thể trở thành tên nhà quê khờ khờ khạo khạo, thì đó mới thật là sự hiểu biết sắc xảo. Cho nên có câu tương truyền: “Đại Trí Huệ như kẻ khờ, Đại Biện Tài như gã nhà quê”. Các bậc thật sự có đại biện tài thì hầu như rất ít nói, đôi lúc chỉ nói một vài câu, nhưng những gì họ nói làm cho mọi người đều cứng lưỡi. “Học đến trở thành ngốc, đây là người hiếm có”. Khi quý vị nghiên cứu học đạo đến tột điểm, đến lúc như cảm thấy mình ngu si ngớ ngẩn, thì ngay lúc ấy phép lạ có thể xảy ra, các cảnh giới đặc biệt có thề xuất hiện.
Lại có câu :
Khi tâm không cầu mong, vạn sự vô quái ngại
Đúng vậy, trong khi tu hành, quý vị không nên có cái tâm cầu được thành Phật, Bồ tát, hoặc chứng quả A la hán, hay được đại trí huệ, giác ngộ thành đạo. Đừng cầu mong gì cả. Ngay trong lúc có tâm niệm cầu mong thì tức là có chướng ngại, quý vị đang vô sự lại kiếm chuyện cho sanh sự. Khi tu hành thì chỉ lo chú trọng dụng công, ngày đêm đều tinh tấn tu hành, bình dị như chuyện ăn cơm, mặc áo, ngũ nghỉ, lòng không ý niệm mong cầu. Phải dụng công như thế, ngày cũng vậy, đêm cũng vậy, bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến. Đến khi quý vị tu đến tột điểm, cho dù không câù giác ngộ, quý vị sẽ được giác ngộ, cho dù không câù thành Phật, quý vị sẽ thành Phật. Cho dù không muốn làm Bồ Tát, quý vị sẽ chứng quả Thập Điạ. Cho nên, có tu thì có đắc, kết quả tự nhiên sẽ đến. Tâm mong cầu chỉ là lòng tham, vẩn còn là vọng tưởng.
The Joy of Not Seeking
(p. 97 - 98, Herein Lies The Treasure Trove, vol. 1)
The less you know about what's going on,
The less affliction you will have.
The more people you know,
The more gossip there will be.
Most people seek knowledge, but cultivators seek "no knowing." Why? Because the less you know about what's going on, the less affliction you will have. If you know just a little, you'll have fewer problems. "The more people you know, the more gossip there will be." Even when there's no gossip, it will start to circulate. Because of this, those who seek learning seek scholastic knowledge, while those who cultivate the Way seek "no knowing."
No knowing just refers to:
Growing up to be a dolt,
One becomes a genius,
Studying until stupid,
One is rare in the world.
When you grow up to be a big dummy, then you're truly sharp. So it is said, "Great wisdom seems like foolishness. Great eloquence seems like clumsy speech." Those who have truly great eloquence seem at a loss for words. They do not talk a lot. They may only say one or two sentences, but they leave everyone else speechless. "Studying until stupid, one is rare in the world." When you have studied to the point that you seem to be stupid all day, then the miracles can happen; a special state can happen.
It's also said,
When you reach the point that you seek nothing,
Then you have no worries.
That is, in cultivation, you should not seek to become a Buddha, or a Bodhisattva, or to certify to the fourth fruit of Arhatship, or to have great wisdom, or to get enlightened, or to break through your investigation. Don't seek anything. In the very act of seeking, you are adding a head on top of a head; you are riding a donkey looking for a donkey. In cultivation, seek nothing, just cultivate. It's just like eating, wearing clothes, and sleeping. It's a necessity, that's all. You must cultivate every day, day and night the same. That is following conditions, but not changing; not changing and yet following conditions. You should work in this way and then, when you have reached the extreme point, without seeking enlightenment, you will be enlightened, and without seeking to become a Buddha, you will become a Buddha. Without seeking to become a Bodhisattva, you will certify to the Tenth Ground. So, when the effort takes one to that point, one's success is naturally attained. You don't need to seek. Seeking is just greed; just false thinking.