Dharmas rain 1

From Bvd

Revision as of 01:45, 13 November 2006 by Admin (Talk | contribs)
(diff) ←Older revision | view current revision (diff) | Newer revision→ (diff)

PHÁP VŨ CỦA HÒA THƯỢNG: MỘT BỘ SƯU TẦM VỀ LUẬT LỆ CỦA HÒA THƯỢNG: PHẦN VẤN ĐÁP VỀ NHỮNG NGHI THỨC

Biên soạn bởi ban chủ bút


Đệ tử: Thưa các bạn đồng tu và các thiện tri thức, mọi người ở một đạo tràng phải đồng lòng và duy trì một đường lối về lối sống của Tăng Đoàn. Đó là một chính sách bảo vệ tốt nhất cho chúng ta. Tuy nhiên, có những khác biệt cá nhân xảy ra, những khó khăn xuất hiện trong cách áp dụng và thời điểm, và chúng ta quên lãng làm sao hòa hợp với Pháp về nhiều phương diện để mọi người có thể tu hành một cách an bình ở đạo tràng này. Vì thế con muốn nêu lên một vài khó khăn mà chúng con hay gặp phải để nhờ Hòa Thượng, tất cả bạn đồng tu và những thiện tri thức dạy bảo cho chúng con. Con hy vọng rằng mọi người sẽ bằng lòng tuân theo quy luật mà chúng ta đã ấn định. Như vậy, những luật lệ mà Hòa Thượng đặt ra sẽ tồn tại lâu dài thay vì tan rã sau hai hay ba ngày, một hoặc hai tuần.

Chúng ta đã từng làm cho vị thầy tận tâm của chúng ta thất vọng bởi những tánh xấu này. Hơn nữa, chúng ta phát triển những phong cách khác nhau trong nhóm, làm ảnh hưởng không tốt đẹp đến cá nhân và toàn thể. Do vậy, lúc trước Hòa Thượng đã nhắc rằng chúng ta phải sắp hàng lúc lễ sáng và tối.

Hòa Thượng: Các con cũng phải tham gia tụng kinh Hoa Nghiêm nữa. Các con không thể từ chối không tham gia, dù rằng các con có ở đây 800 năm rồi cũng vậy. Các con chỉ gây phiền phức ở chốn Đạo Tràng mà thôi. Vì các con không hoà đồng với nhóm, các con cũng không được làm việc riêng tư của con. Đây là một việc thật xấu hổ.

Tại sao các con không nghĩ đến lý do tại sao ta lại la rầy các con? Ta có thích la rầy người không? Ta là người ít muốn trách la ai nhất vì việc la rầy làm ta buồn lòng. Các con có biết rằng ta cố ngăn nước mắt khi ta quở trách các con? Vậy mà các con vẫn không biết hổ thẹn, lại còn thốt ra: “Hòa Thượng càng la con càng tốt”. Còn gì có thể mất mặt hơn điều đó ? Các con sẽ đi về đâu nếu không phải là xuống địa ngục?

Ngoài ra, có vài người công khai dùng tên ta để đàn áp mọi người, nói rằng bất cứ lời nói nào cũng là của Hòa Thượng nói. Nếu điều đó hợp lý thì tại sao lại cần phải tuyên bố rằng ta đã nói điều đó? Tại sao các con lại nhất định rằng Hòa Thượng đã nói điều đó mặc dù điều giống như vậy được áp dụng bất kể người nào nói? Các con đang bắt chước đệ tử của Mao Trạch Đông khi các con nêu tên người thầy để đàn áp mọi người.

Phật Giáo chỉ quan tâm đến nguyên tắc đạo đức. Đây không phải là “Nhất Ngữ Đường”. Lời nói của ta không phải khắc trên đá. Các con không cần phải luôn nhắc đến tên ta để đánh lạc hướng những người khác, gần như những tội phạm trong cộng đồng tu học.

Đệ Tử: Vì Hòa Thượng đã chỉ thị rằng chúng con phải sắp hàng trước 10 phút cho buổi lễ sáng và tối, chúng con hiện triệu tập tất cả mọi người ngoại trừ Thầy phương trượng và hai người đánh trống và chuông buổi tối. Như vậy tất cả những người còn lại có phải sắp hàng hay không? Có thể có một vài bạn đồng tu đang thiền ở chánh điện. Nếu họ thật sự đang thiền.

Hòa Thượng: Họ không được làm như vậy. Nếu các con muốn thiền ở chánh điện, các con phải sắp hàng và đi theo cho tới khi giải tán. Chỉ đến lúc đó thì các con mới có thể muốn làm gì thì làm. Các con không thể giải đãi muốn làm gì cũng được. Đó là một thí dụ của trường hợp tự làm nổi bật.

Đệ Tử: Nếu thỉnh thoảng có bạn đồng tu nào bị bịnh, hoặc có người bị bịnh kinh niên thi sao?

Hòa Thượng: Con không thể đương đầu với bịnh kinh niên ở đây. Trong trường hợp đó thì hãy đi đến bình viện và tự trả tiền lấy. Ở đây không phải là một chỗ chữa bịnh. Nếu có những người thật sự bịnh thì không sao, còn những người chỉ giả vờ bịnh kéo dài thì không được. Đều này cũng còn tuỳ thuộc vào tuổi tác. Nếu con còn trẻ mà cứ không khoẻ hoài thì không được phép. Tại sao những người khác khỏe mạnh mà chỉ có mình con là không được khỏe? Thế là nghĩa lý gì?

Đệ Tử: Như vậy có thể có sự ngoại lệ nếu có người tu nào thật sự cảm thấy thân thể khó chịu.

Hòa Thượng: Nếu họ thật sự bịnh thì không sao.

Đệ Tử: Họ có thể chầm chậm theo sau, miễn là người đó đi theo.

Hòa Thượng: [thở dài] Tỉ dụ như người đó đau chân, thì không đi theo cũng không sao miễn là người có thật sự đau yếu chứ không phải giả đò. Ta thấy nhiều người giả đò bịnh mặc dù họ chẳng có bịnh gì cả. Nếu bọn Cộng Sản nói các con phải quỳ trên kiếng vụn, tất cả bệnh tật của các con sẽ biến mất ngay.

Đệ Tử: Còn nữa, chúng con Bái Nguyện từ 5 đến 6 giờ sáng, sau Buổi Lễ Sáng một tiếng. Hầu hết phái nữ đều ở lại lạy Phật ngoại trừ những Sa Di Ni còn đang học trung học và phải dùng thì giờ này để làm bài. Tuy nhiên, có những bạn đồng tu đặc biệt không bao giờ lạy.

Thưa Hòa Thượng, Bái Nguyện có phải là một phần việc của toàn chúng hội hay không? Mọi người có nên lạy cùng với nhau hay không? Còn trong những trường hợp đặc biệt thì sao?

Hòa Thượng: Nếu có những công việc đặc biệt, con phải xin phép để đi. Chuyện cá nhân. thì không kể đến. Đây là việc chung. Nếu con ăn và ở đây, con phải tuân theo chương trình ở đây.

Đệ Tử: Còn nữa, một số bạn đồng tu ăn lót lòng buổi sáng. Họ có nên sắp xếp với nhà bếp hay không? Mọi người nên ăn và ngưng lúc mấy giờ? Cách đó thì họ sẽ không chạy đi ăn sau 7 giờ.

Hòa Thượng: Con không được đi một mình. Các con phải đi ăn cùng với nhau. Không ai hầu hạ con nếu con đi một mình hoặc đến trễ.

Đệ Tử: Hiện giờ chúng ta không nên nói chuyện ở phòng tắm. Do đó ở chánh điện và trai đường trong bữa ăn chúng ta càng phải bớt nói chuyện. Mọi người có đồng ý không? Bất kể dù bạn là người xuất gia hay học trò, bạn phải kềm chế việc nói chuyện và đùa giỡn trong những buổi lễ hoặc buổi ăn ở phòng ăn. Nếu bạn có công chuyện gì để nói, bạn nên bàn luận bên ngoài rồi trở vào sau. Như vậy có hợp lý không? Mọi người có đồng ý không?

Hòa Thượng: Các con hãy tự hỏi mình. Các con có đồng ý hay không? Nếu các con đồng ý, thì hãy nói là các con đồng ý; nếu không, thì hãy nói các con không đồng ý. Hãy nói lớn lên, ta không nghe gì cả. Các con tất cả có đồng ý không? Ai bất đồng ý kiến? Các con chỉ gây rắc rối sau lưng của ta thôi.

Lần này ta sẽ không la các con vì Thầy Ren Yong khuyên ta nên ngừng la rầy. Tuy nhiên, ta sẽ đánh các con. Chuyện này đã được chuẩn bị cho các con. Các con đã thấy ta tát hai chị em Hồng chưa? Cô ấy đến đây để gây rắc rối, vì thế ta đã đánh cô ta. Kết quả là cô ta hết bịnh gây ra từ ma chướng. Đừng sợ về chuyện đánh đòn. Ngay cả khi các con nổi cơn thịnh nộ quỷ quái, ta sẽ chỉnh các con ngay.

Đệ Tử: Còn nữa, mỗi khi chúng ta tụng giới hay nghe thuyết pháp vào buổi tối, những bạn đồng tu nếu đến trễ có nên ngồi theo thứ tự, người nầy kế người kia cùng với chúng hội hay không? Chúng ta không nên ngồi ở một góc, không thuận tiện cho bạn đi điểm danh. Chúng ta hãy đặt mình vào trường hợp của người đó và hiểu cho. Có những việc không thật sự khó khăn hay đặc biệt; chúng ta nên làm tròn trách nhiệm hợp lý và thích hợp hơn.

Từ bi cũng có nghĩa là làm thuận tiện cho người khác và cho chúng ta. Nếu không những người điểm danh phải rướn cổ của họ để tìm mọi người. Không những họ vừa phải làm việc cực nhọc, mà họ lại không làm việc được trong an lạc. Nếu mọi người đồng ý và cảm thấy hợp lý, hãy tự khuyến khích mình tuân theo quy lệ này. Nếu bạn có ý kiến gì xin cho biết. Đây là một dịp tốt để bàn luận. Nếu bạn nghĩ rằng chuyện này khó làm nhưng bạn không muốn diễn tả thật ý của bạn, thì càng ngày bạn sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn thôi.

Hòa Thượng: Con tự tách rời khỏi chúng hội khi con không hợp tác và theo chúng hội. Đây không phải là chỗ cho con muốn làm gì thì làm. Nếu con muốn tự do, thì con hãy đi chỗ khác. Không được hành động như vậy ở đây.

Đệ Tử: Hiện giờ chúng ta không dùng phòng vệ sinh trong buổi lễ sáng và tối. Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ta có thể đi vào phòng vệ sinh khi chúng ta đến sớm 10 phút. Mặc dầu chúng ta hiểu rằng nếu có những bạn đồng tu có những trường hợp đặc biệt, nhưng không phải cứ như vậy mãi. Lý do mà chúng ta đến chánh điện sớm là để đợi một cách im lặng và trang nghiêm cho buổi lễ sáng và tối. Chúng ta không nên dùng thời gian này để chạy đến phòng vệ sinh và chạy ra vội vàng khi chuông tay đã rung 3 lần, hay khi chỉ còn một hay hai phút, hay khi đã đến giờ. Đến chánh điện sớm không phải là mục đích này. Chúng ta phải cố gắng lo việc cá nhân của chúng ta trước khi sắp hàng cho buổi lễ sáng và tối. Thật là tệ hại khi mọi người ở chánh điện đã vào vị trí của họ chuẩn bị cho buổi lễ thì có người chạy đi phòng vệ sinh.

Hòa Thượng: Một khi các con vào chánh điện, con không được đi phòng vệ sinh. Con đến sớm cho buổi lễ sáng không có nghĩa là con có thể đi vào phòng vệ sinh. Những phòng vệ sinh này không hầu hạ ai cả.

Đệ Tử: Bây giờ chúng con tuân theo luật lệ kỹ hơn, dù là đi tới Di u Nư Đường để nghe thuyết Pháp hay đi nghe Kinh ở chánh điện, chúng con cũng sẽ không đi phòng vệ sinh trước buổi lễ sáng và tối. Tuy nhiên, cũng có những người đi phòng vệ sinh trong giờ đi kinh hành.

Hòa Thượng: Họ không được phép làm như vậy.

Đệ Tử: Thưa Hòa Thượng, còn nếu có người thật sự cần đi phòng vệ sinh trong thời gian này thì sao? Chúng con không chắc rằng chúng con nên tránh không dùng phòng vệ sinh trong buổi lễ tối từ lúc 6: 30 cho đến 9: 30. Trong những trường hợp đặc biệt, có người cần được đi ra trong thời gian này. Chúng ta có thể chỉ định một thời gian được không?

Hòa Thượng: Các con có thể chỉ định một thời gian. Mọi người không thể làm bất cứ cái gì họ thích.

Đệ Tử: Tôi hy vọng mọi người hiểu tại sao chúng ta đề cập đến vấn đề này.

Hòa Thượng: Các con chỉ dùng đề tài này để dẫn giải cái các con muốn. Các con không thể dùng cuộc đàm luận này như là một lý do bào chữa cho sự lười biếng và che đậy của các con. Các con nên tự hỏi lương tâm của mình: Làm sao các con có thể trả ơn lại chốn Đạo Tràng nếu các con không theo luật lệ ở đây? Nếu các con có tiểu ra quần cũng không sao. Đó cũng là điều tự nhiên thôi. Nếu các con có thể tránh không dùng phòng vệ sinh, thì hãy tránh. Nếu các con có thể tự điều khiển mình, thì hãy tự điều khiển trong một thời gian miễn là đừng quá hệ trọng. Ta không nói về những người không thể cầm giữ được. Ta ám chỉ đến cá nhân hay lợi dụng tình thế để triệu tập một buổi họp nhỏ, tán gẫu và ngồi lê đôi mách. Điều đó là tuyệt cấm. Các con không thể tự trôi đi khi gặp nơi có nước mà không có lý do chính đáng. Đó là điều cấm. Các con không thể chạy tứ tung như vậy.

Đệ Tử: Còn câu hỏi cuối. Nếu có người muốn xin phép đi ra, con có thể giúp thu thập những giấy xin phép của mọi người bắt đầu từ ngày hôm nay. Dĩ nhiên những giấy xin phép này là để Hòa Thượng duyệt lại.

Hòa Thượng: Những ai muốn nghỉ vì bịnh phải xin phép ta. Không ai được rời nếu không xin phép ta. Các con quá thật thà và không biết quản trị người, vì thế ta sẽ là người phân xử (Ngài Bao Công).

Các con thật là ích kỷ. Các con nên dẹp bỏ tánh ích kỷ của các con. Các con luôn nói rằng các con bịnh. Bịnh là gì? Nếu con chưa chết, thì các con chưa bịnh. Thật ra ta cũng bịnh vậy, nhưng ta chưa chết. Miễn là ta còn một hơi thở, ta sẽ tiếp tục giảng Pháp. Ngoài ra, nếu sống chỉ để ăn thì có ý nghĩa gì? Chúng ta không sống ở Vạn Phật Thánh Thành để hy vọng được một cái gì. Vậy chứ mỗi chúng ta đã đóng góp được gì cho Vạn Phật Thành chưa? Hay chúng ta tới đây chỉ để tìm điều lợi lộc và cầu sự thích thú thoải mái? Chúng ta hãy nên tự xem xét nội tâm và tự hỏi chúng ta những câu hỏi đó.


+++

VENERABLE MASTER'S DHARMA RAIN: A COLLECTION OF THE VENERABLE MASTER'S RULES: QUESTIONS AND ANSWERS ON CEREMONIES

Compiled by the Editorial Staff

Disciple: All fellow cultivators and good and wise advisors, everyone in a Way-place must agree to and maintain a policy on the Sangha's way of life. That is the best insurance policy for us. Nonetheless, individual differences occur, difficulties exist in application and timing, and we are oblivious to how to accord with the Dharma in several areas so that everyone may peacefully cultivate in this Way-place. Therefore, I would like to raise some difficulties that we typically encounter and ask the Venerable Master, all fellow cultivators and good and wise advisors to instruct us. I hope that everyone will willingly follow the rules we establish. In this way, the laws that the Venerable Master devise will sustain over a long period of time rather than disappearing after two or three days, a week or two weeks.

We have often let our thoughtful teacher down with these habits. Furthermore, we develop different styles in a group, which negatively affect the individual and the collective. Consequently, the Venerable Master mentioned earlier that we must line up for the morning and evening ceremonies.

The Venerable Master: You must participate in reciting the Flower Adornment Sutra too. You can't refuse to participate, even if you've been around for 800 years. You're just stirring up trouble within the Bodhimanda. Since you don't acquiesce to the group, you can't do any of your personal business either. This is much too embarrassing.

Why don't you think about why I am scolding you? Do I enjoy scolding people? I am the least in favour of reproaching people because it disheartens me. Do you know that I choke back my tears when I admonish you? Yet you're still shameless, uttering, "The more the Venerable Master scolds me, the better". Can you lose more face than that? Where will you head if not the hells?

Furthermore, some people openly use my name to oppress everyone, claiming whatever is said as what the Master said. If it is reasonable, why do you need to declare that I said it? Why do you insist that the Master said it though the same principle applies regardless of the speaker? You're emulating Mao Zedong's disciple when you name the teacher to oppress people. Buddhism is concerned with principles. This is no "One Word Hall". My words are not carved in stone. You don't need to mention my name constantly to mislead others, approximating criminals in a monastic community.

Disciples: Since the Venerable Master has instructed that we line up ten minutes earlier for the morning and evening ceremonies we currently convene everybody except for the incense master and the two people who hit the great drum and bell at dusk. Should the rest of the group still line up? Some fellow cultivators may be meditating in the large hall. If they're meditating .

The Venerable Master: They can't do that. If you want to meditate in the large hall, you must line up and go until the group is dispersed. Only then can you do whatever you want. You can't be so lax as to do whatever you want. That would be an example of standing out from the crowd.

Disciple: What if there are fellow cultivators who are ill at times, or who have chronic diseases?

The Venerable Master: You can't deal with chronic diseases here. Go and stay at a hospital in that case and pay for yourself. This is no care unit. It's okay for those who are really sick; but those who pretend to be sick on a protracted basis will not do. This also depends on one's age. If you're young yet unwell at the time, that's impermissible. How come others are healthy while you're the only who is unhealthy? What does that mean?

Disciple: So there may be exceptions if some practitioners really experience physical discomfort. The Venerable Master: It's okay if they're really sick.

Disciple: He can follow along slowly; but he still walks along.

The Venerable Master: [sighs] If he has problems with his legs, for instance, then it's okay to not walk as long as it's a genuine infirmity and not a pretense. I see lots of people who fake illnesses though they're not really sick. If the Communists told you to kneel on broken glass, all your ailments would disappear.

Disciple: Also, we have Universal Bowing from five to six o'clock in the morning, the hour right after Morning Ceremony. Most of the women stay to bow to the Buddhas except for the Shramanerikas [novice nuns] who are in high school and use this time to do homework. However, there are fellow cultivators who essentially never bow.

Venerable Master, is Universal Bowing a part of the entire assembly's work? Should everyone bow together? What if there are special cases?

The Venerable Master: If there are special activities, you must ask for leave. Personal business doesn't count. This is public business. If you eat here and live here, you must go along with the schedule here.

Disciple: Also, some cultivators eat breakfast in the morning. Should they coordinate with the kitchen? What time should everyone eats and concludes that meal? That way they don't run off to eat after seven o'clock or so.

The Venerable Master: You can't go alone. You must go and eat together. No one will serve you if you go alone or are late.

Disciple: Right now we shouldn't be talking in the restroom. How much the less should we talk in the Buddha Hall and the dining hall during meals? Does everyone agree? Regardless of whether you're left home people or students, you should refrain from talking or joking during ceremonies or meals at the dining hall. If you have any business, you should discuss it outside then come back. Is that reasonable? Does everyone agree?

The Venerable Master: Ask yourselves. Do you agree or not? If you agree, say you agree; if you disagree, say you disagree. Speak up, I can't hear. You all disagree? Who disagrees? You're stirring up trouble behind my back. I will not yell at you this time because Dharma Master Ren Yong instructed me to quit scolding. However, I will beat you. This is prepared for you all. You see how I smacked the two Hong sisters? She came here to whip up trouble, so I struck her. Consequently, she was cured from her illness derived from demonic obstacles. Don't be afraid of beatings. Even if you throw a devilish temper tantrum, I will straighten you out.

Disciple: Also, whenever we recite precepts or listen to the evening Sutra lectures, shouldn't colleagues who arrive late sit in order, one next to the other together with the rest of the assembly? We shouldn't sit in a corner, making it inconvenient for the fellow cultivator taking attendance. We should stand in that person's shoes and be considerate. Some things are not particularly difficult or special; we should simply take care of our responsibilities more reasonably and appropriately.

Compassion is also about making it more convenient for others and us. Otherwise the attendance takers must sprain their necks to find people. Not only do they have to work hard, they can't work in peace either. If veryone agrees with this and finds it reasonable, you should encourage yourself to follow this rule. Please express your opinions if you have any. This is a good opportunity for discussion. If you believe this is difficult yet you don't articulate your inner thoughts, you will only be uncomfortable as time goes on. The Venerable Master: You're breaking from the assembly when you don't cooperate and follow the assembly. This is not the place to act on your own or to do as you please. If you want freedom, you can go elsewhere. It's not okay to act like that here.

Disciple: We do not use the restroom during morning and evening ceremonies now. However, that does not mean we can go to the restroom when we arrive ten minutes early. Though we can understand if fellow cultivators have special circumstances, it shouldn't be that way every time. The reason that we arrive early in the Buddha Hall is to wait silently and solemnly for the morning or evening ceremony. We shouldn't use this time to run to the bathroom and only rush out when the hand-bell has rung thrice, or when there's only one or two minutes left, or when it's already time. This is not the purpose for our early arrival at the Buddha Hall. We must take care of our business before lining up for the morning and evening ceremonies to the extent that we can. It's terrible when people go to the restroom while everyone is already in the Buddha Hall and in his or her place for ceremony.

The Venerable Master: Once you enter the Buddha Hall, you cannot go to the bathroom any longer. Just because you come earlier for the morning ceremony doesn't mean that you can go to the bathroom. These restrooms don't wait on people.

Disciple: We all follow rules more closely now, whether it's walking to Wonderful Words Hall to listen to the Sutras or listening to the Sutras in the Buddha Hall or not going to the restroom before morning and evening ceremonies. However, people do go to the restroom during the circumambulation time.

The Venerable Master: They can't do that.

Disciple: Venerable Master; what if someone really needs to use the restroom at this time? We're not sure if we should avoid the restroom starting with the evening ceremony at six-thirty up until nine-thirty at night. There are special cases of people who need to excuse themselves at this time. Can we designate a time?

The Venerable Master: You may designate a time. People can't do whatever you wish.

Disciple: I hope everyone understands why we raise these issues.

The Venerable Master: You're simply using this topic to expound what you want. You can't use this discussion as an excuse for your laziness and taking cover. You should question your conscience: How will you repay the Bodhimanda if you don't follow the rules here? If you pee in your pants, okay. That is quite natural. If you can avoid the restroom, avoid it. If you can control yourself, control it for a while as long as it is not serious. I am not talking about those who can't hold back. I am referring to individuals who take the opportunity to convene a little meeting, chit-chatting and gossiping. That is prohibited. You can't float away whenever you met a waterway for no good reason. That is prohibited. How can you just run off that way?

Disciple: Last question. If anyone wants to ask for leave, I can help collect leave slips from everyone starting today. Of course, these forms are for the Venerable Master to see.

The Venerable Master: Whoever wants sick leave must ask me for permission. No leave is allowed if you don't ask me for it. You're all too honest and don't know how to manage people, so I am going to be the judge Honourable Bao.

You all are so selfish. You should get rid of your selfishness. You are always saying you're sick. What is sickness? If you haven't died, then you aren't sick.

Actually I am sick, too, but I haven't died. As long as I have a breath left, I'll speak the Dharma. Otherwise, what's the point of living solely to eat? We do not live at the City of Ten Thousand Buddhas hoping to gain something from it.

Just what has each of us contributed to the City? Have we come here seeking advantages and hoping to enjoy pleasure and comfort? We should all introspect and ask ourselves these questions.

Personal tools