Lecturing sutras

From Bvd

Revision as of 21:00, 23 September 2006 by Admin (Talk | contribs)
(diff) ←Older revision | view current revision (diff) | Newer revision→ (diff)

Part Three Chapter on Lecturing the Sutras

Chuong Thu Ba: GIANG KINH


Các kinh sách Hòa Thượng đã giảng trong suốt cuộc đời của Ngài được liệt kê tổng quát như sau: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang, Tâm Kinh, Kinh Lục Tổ, Kinh Địa Tạng, Kinh A Di Đà, Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Bách Pháp Minh Môn Luận, Kinh Di Giáo, Chứng Đạo Ca của Đại Sư Huyền Giác, hơn 30 kinh sách khác nhau. Ngoài ra Hòa Thượng đã giải thích về hai lãnh vực triết học của Trung Hoa: Tứ Thư và Kinh Dịch. Trong tất cả những kinh sách này có ba tác phẩm rất khác thường, ít có người giảng giải, đó là: Kệ và Chú Giải Chú Lăng Nghiêm, Thủy Kính Hồi Thiên, và Phật Tổ Đạo Ảnh (Chân Dung Chư Tổ Phật Giáo) giải thích bằng ngôn ngữ dễ hiểu của thời đại ngày nay. 


Loạt bài thuyết giảng Kệ và Chú Giải Chú Lăng Nghiêm [Lăng Nghiêm Chú Cú Kệ Sớ Giải] kéo dài tám năm, từ 1979 đến 1987. Trong suốt lịch sử Phật Giáo chú này hiếm khi được giải thích. Chỉ có Đại Sư Tục Pháp của triều nhà Thanh và pháp sư Bá Đình ở Tu Viện Từ Vân tại Võ Lâm là từng giảng giải chú này. Pháp Sư Bá Đình nghiên cứu Phần Mật và viết Chú Giải về Quán Đảnh trong Kinh Lăng Nghiêm thành hai mươi sáu quyển, dịch từ tiếng Phan sang tiếng Trung Hoa và sau đó giải thích chi tiết về chú này. Trong Phật Giáo, trong Kinh và Chú có "năm loại không phiên dịch" (ngũ chủng bất phiên) bởi vì ngôn ngữ bí mật của chư Phật khó cho hầu hết các vị thánh khác hiểu được, chứ đừng nói đến người thường. Mặc dầu theo thói thường là không dịch các bài chú trong kinh, tuy nhiên người ta có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Một số người nghĩ rằng việc dịch ý nghĩa của chú mang lại hai mươi bốn loại lợi ích. Vì vậy khi Hòa Thượng có được bản "Chú Giải Chú Lăng Nghiêm" vào năm 1949, ngài ghi lại: “Tôi có được điều trước đó chưa từng có. Tôi miệt mài nghiên cứu bản ‘Chú Giải Chú Lăng Nghiêm’ qua sự giải thích của Mật tông, luôn luôn mang theo bên mình và không bao giờ xa rời.” Ngài cũng nói "Để cho chánh pháp trụ thế lâu dài trên thế gian và chận đứng tà thuyết, mọi người cần hiệp lực và thâm nhập đại định kiên cố." 


Sau khi Hòa Thượng đến Hoa Kỳ, ngài tự mình giải thích Chú Lăng Nghiêm, dùng thể thơ bảy chữ (thất ngôn) để giải thích từng câu của 554 câu Chú Lăng Nghiêm và sau đó chú giải theo ngôn ngữ thời nay. Đây thật là một kiệt tác "chưa từng có", vô cùng quý giá. Hòa Thượng nói: 


"Dùng thơ tứ tuyệt để giải thích mỗi câu của bài Chú thì không cách nào giải thích trọn vẹn được bởi vì diệu nghĩa trong bài chú thì vô tận vô biên. Bốn câu thơ chỉ đề cập ý nghĩa tổng quát - chỉ ném ra một miếng gạch, hy vọng sẽ có người tìm ra ngọc thạch. Bốn câu thơ có vẻ đơn giản, nhung xuất phát từ tâm tôi. Quý vị có thể nói đó là máu và mồ hôi của tôi. Đây chắc chắn không phải là ăn cắp văn (đạo văn), chép lại của một người khác! Bây giờ tôi giải thích Chú Lăng Nghiêm cho quý vị, qua trăm ngàn kiếp chưa từng có ai giải thích. Ngoài ra, cũng không dễ gì để giải thích trọn vẹn. Khi tôi giải thích chú này, tôi biết không có người nào trong quý vị hiểu tôi nói gì. Ngay cả những người họ nghĩ là họ hiểu được, thật sự họ cũng không hẳn hiểu thấu đáo. Nhưng có thể mười năm sau, hoặc một trăm hay một ngàn năm sau, có người nào đó sẽ đọc những lời giải thích đơn giản này và được sự hiểu biết sâu xa." Dưới đây là những lời khai thị của Hòa Thượng về Chú Lăng Nghiêm:


"Vô tận diệu mật thật khó lường

Kim cang mật ngữ từ tự tánh

Trong Chú Lăng Nghiêm đủ hiệu năng

Khai mở đường ngũ nhãn lục thông.

  Là Vua Kiên Cố trong các định

Trực tâm tu học đến Đạo Tràng

Thanh tịnh các nghiệp thân, khẩu, ý

Quét sạch vọng niệm tham, sân, si.

  Thành tâm cảm ứng được chứng đắc

Từ định thành tựu đại thần thông

Đủ đức được gặp câu diệu huyền

Luôn luôn đùng quên việc xiển dương. 


Ngài A Nan đã chứng Sơ Quá, mà vẫn còn chịu nạn bởi người phụ nữ. Đức Phật phải dùng Chú Lăng Nghiêm để cứu ngài. Huống gì trong trường hợp của người thuờng ? Nếu chúng ta không nương tựa vào Chú Lăng Nghiêm, làm sao chúng ta có thể chấm dứt sanh tử được ? Hễ còn dầu chỉ một người trên thế gian này biết tụng thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì yêu ma quỷ quái sẽ không dám xuất hiện công khai. Nhưng đến thời điểm mà không còn ai tụng thuộc Chú Lăng Nghiêm nữa thì yêu ma quỷ quái sẽ công khai xuất hiện.Thật ra bằng cách học Chú Lăng Nghiêm quý vì đã là hóa thân của Phật: không chỉ là hóa thân mà là hóa thân Phật trên đảnh của Phật. Những đặc tính của Chú Lăng nghiêm thật khó nghĩ bàn !" 


Bây giờ chúng tôi xin giới thiệu Phật Tổ Đạo Ảnh Bạch Thoại Giải (Chân Dung Các Vì Tổ Phật Giáo Giải thích bằng Bạch Thoại), là công trình do Hòa Thượng giảng giải trong mười ba năm, trải dài từ 1972 đến 1985, tổng cộng 346 đề tài. Những nhân vật quan trọng được giời thiệu trong quyển này như sau: Phật Thích Ca Mâu Ni, sau khi xoay cánh hoa và mỉm cười vi tiếu, truyền pháp cho Tôn Giá Ca Diếp; rồi Tôn Giả Ca Diếp truyền tiếp đến Nhị Tổ là Tôn Giả A Nan, và tiếp tục như vậy đến tổ thứ hai mươi tám là Tổ Bố Để Đạt Ma, mang Pháp Thiền qua Trung Hoa và trở thành Sơ Tổ ở Trung Hoa. Sau tiếp tục truyền đến tổ thứ ba mươi ba (là tổ thứ sáu tại Trung Hoa - Lục Tổ Huệ Năng) Đại Sư Huệ Năng, đến lúc đó "một hoa nở năm cánh, sau đó truyền ra Năm Nhà (Ngũ Gia) cùng Bảy Tông (Thất Tông), đó là Tông Pháp Nhãn, Tông Tào Động, Tông Vân Môn, Tông Quy Ngưỡng, Tông Lâm Tế cũng như phái Hoàng Long và phái Dương Chi. Thêm vào đó là nhánh Ngưu Đầu, những vị thánh tăng của hai nước (đông [Trung Hoa] và tây [Ấn Độ], tông Thiên Thai, tông Hoa Nghiêm, tông Từ Ân, tông Du Già, Luật tông, tông Liên Xã, và mười vi cao tăng đương thời, và tổng công là ba trăm ba mươi tám [338] vị Cao Tăng được giới thiệu. Mỗi vị đều có bài kệ tán (thể thơ tám câu thông dụng của Trung Hoa, mỗi câu có bảy chữ - thất ngôn bát cú). Từ đại Sư Vĩnh Minh Thọ, là tổ thứ sáu của Tông Liên Xã và tiếp tục đến các cao tăng đương thời, Lão Sư Quảng Khâm, một bài thơ tám câu bốn chữ (tứ ngôn bát cú) khác được thêm vào. Có thể nói rằng ba trăm ba mươi tám vị Tổ đang được tán thán.


Bởi vì nguyên văn được viết theo thể văn chương Trung Hoa và không có chấm câu và thêm vào đó là những "thiền ngữ giác ngộ" nên trở thành khó hiểu thêm. Thật khó mà thăm dò bề sâu cảnh giới bí mật của các vị đại đức thời xưa. Chỉ có thể nói là không thể nói ra được và "chỉ liên hệ đến người uống nước tự biết nóng lạnh." 


Thật ra sự giải thích của Hòa Thượng về Chân Dung Các Vì Tổ Phật Giáo thành hình là do những đại nhân duyên. Vào năm 1958, Lão Hòa Thượng Hư Vân gởi quyển sách này đến Hòa Thượng Tuyên Hóa cùng với bức thư trong đó nói rằng, "Thầy gởi con quyển Chân Dung Các Vị Tổ Sư mà Thầy đã trước tác trong nhiều năm gần đây. Hãy đọc và thuộc quyển này và Thầy hy vọng con sẽ được lợi ích cho mình, làm lợi ích cho người và trân quý Đạo." Thật sự vào ngày 9 tháng Tư năm 1956, Lão Hòa Thượng Hư Vận gởi phiếu điệp đến Hòa Thượng để truyền cho Hòa Thượng Tuyên Hóa là tổ thứ chín dòng thiền Quy Ngưỡng. Trong thư nói rằng: "Con là để tử đã quan tâm đến việc bảo tồn Phật Pháp và sự tiếp nối huệ mạng của Chư Phật Tổ. Bây giờ, thuận theo hạnh nguyện của con, Thầy gởi con Nguồn Chỉ, kế thừa mạch huyết Tổ Sư, Đạo của Chư Tổ. Phó chúc cho con, sẽ được thịnh mậu. Hy vọng rằng sự truyền thừa này sẽ bất diệt." Đây là bằng cớ Hòa Thượng Tuyên Hóa đã theo huấn thị của Thầy mình và giải thích Chân Dung Chư Tổ Phật Giáo sang ngôn ngữ dễ hiểu của thời đại ngày nay để chúng sanh có thể được lợi ích của Pháp chưa từng có này. Đây là lý do tai sao tôi xem ba tác phẩm này là sự nghiệp quan trọng nhất của Hòa Thượng. Những chúng sanh may mắn được đọc những Pháp bảo này thật có nhiều phước báo. 


Tôi phỏng chừng Hòa Thượng Tuyên Hóa đã làm hơn hai ngàn bài thơ và kệ trong suốt cuộc đời ngài. Mỗi bài kệ đều có vần điệu và là bằng cớ về tri huệ Bát Nhã thâm sâu của Hòa Thượng.Điều này đặc biệt đúng đối với những bài kệ về Chú Lăng Nghiêm chưa từng có trước đây; chỉ những người thật sự thâm nhập Lăng Nghiêm Định mới có khả năng giải thích như vậy. Ngoài ra sự giải thích của Hòa Thượng về Chân Dung Chư Tổ Phật Giao có lúc vượt ra ngoài sử liệu, làm độc giả thắc mắc là co phải Hòa Thượng có thần thông biết tiền kiếp (Túc Mạng Thông) hay không ?


Part Three Chapter on Lecturing the Sutras


The Sutras which the Master lectured during his life are generally listed here: Avatamsaka Sutra, Dharma Flower Sutra, Shurangama Sutra, Vajra Sutra, Heart Sutra, Sixth Patriarch's Sutra. Earth Store Sutra, Amitabha Sutra, Forty-two Sections Sutra, Hundred Dharmas Shastra. The Buddha Bequeaths the Teaching Sutra, Great Master Yung Jia's Song of Enlightenment? more than thirty different ones. Also the Master explained two areas of Chinese philosophy: The Four Books and the Book of Changes. Among all these are three that are quite unusual?very few people have ever explained them. They are: Verses and Commentary on the Shurangama Mantra, Water and Mirrors, and modem-language explanations of the Biographies of the Buddhist Patriarchs.


The Master' lecture series on Verses and Commentary on the Shurangama Mantra lasted for eight years, from 1979 to 1987. Throughout all of Buddhist history this mantra has rarely been explained. Only Dharma Master Xu Fa of the Qing dynasty and Dhamia Master Be Ting of Compassionate Cloud Monastery in Wu Lin ever explained it. Dharma Master Be Ting investigated the Esoteric Division and wrote the Commentary on Anointing the Crown in the Shurangama Sutra in 26 rolls, translating the Sanskrit into Chinese and further gave a thoroughly detailed explanation of the mantra. In Buddhism there are "five kinds of terms not translated" in sutras and mantras. because the secret languages of Buddhas is difficult for most other sages to comprehend, how much the less ordinary people. Although the custom is not to translate the mantras found in sutras, still, people have different things to say about it. Some people think that translating the meaning of mantras has twenty-four kinds of benefits. And so when the Master came in possession of a copy of the "Commentary on the Shurangama Mantra" in 1949, he records: I obtained what I'd never had before. I continually investigated that thorough explanation of the esoteric, carrying it always with me and never being apart from it. He also said for the Proper Dharma to remain long in the world, and to stop the deviant discourses once and for all, people must join together and enter the ultimately firm great samadhi.


Later, after the Master came to America, he himself explained the Shurangama Mantra, using seven-characters per line verses to explain each of the 554 lines and further gave a modem-language commentary. Truly this masterpiece is something "never done before." It is exceptionally valuable. The Master said:


The four-line verses used to explain every line of the mantra do not by any means exhaust the explanation because the wonderful meanings in the mantra are infinite and endless. These four-line verses are a mere mention of the broad idea-just tendering a bit of brick, hoping someone will come up with jade. These four-line verses appear to be very simple, but they come from my heart. You could say they are my blood and sweat. They certainly aren't plagiarized?copied from someone else's work! I'm explaining the Shurangama Mantra for you now, and throughout hundreds of thousands of eons, no one even explains it. Also, it's not easy to explain in its entirety. When I'm explaining it, I know that none of you really understand what I'm saying. Even if there are those who think they do, they don't really. But perhaps ten years from now, or a hundred, or a thousand years from now, someone will read this simple explanation and gain a profound understanding.

Below are other comments the Master made regarding the Shurangama Mantra:


Infinite esoteric wonder so hard to appraise,

These vajra secret phrases come from our own nature.

The Shurangama Mantra is endowed with an efficacy

That can open the five eyes and six penetrations.


The Ultimately Durable king among Samadhis?

With a straight mind practice and study it, and the Way Place can be reached.

Purify the karmas of body, mouth, and mind;

Sweep clean the thoughts of greed, hatred, and stupidity.


From sincerity comes a response; clear certification is obtained.

From concentration one accomplishes spiritual powers which are great.

Endowed with virtue, you have encountered its magical, wonderful phrases.

At all times, never forget to glorify its magnificence.


Ananda had already certified to the first fruition, but he still had to undergo difficulty with a woman. The Buddha had to use the Shurangama Mantra to save him. How much the more is that the case for us ordinary beings? If we don't rely on the Shurangama Mantra. how are we going to end birth and death? As long as there is even one person left in this world who knows how to recite the Shuranggama Mantra by heart, the monsters, demons, ghosts, and weird creatures will not dare to show themselves openly. But if it comes to the point that no one can recite the Shurangama Mantra from memory, then the monsters, demons, ghosts, and weird creatures will openly display themselves.


Actually by studying the Shurangama Mantra you are the Buddhas' transformation body: not just a transformation body but the transformation Buddha atop the Buddha's crown. The inconceivable qualities of the Shurangama Mantra are hard to fathom!


Now let us introduce Portraits of Buddhist Patriarchs, which is thirteen years' worth of lectures given by the Venerable Master, extending from 1972 through 1985, for a total of 346 topics. Important personages introduced in this text are as follows: Shakyamuni Buddha, who, after twirling a flower and giving a subtle smile, transmitted the Dharma to Venerable Kashyapa; who transmitted it to the Second Patriarch, Venerable Ananda, and so forth to the Twenty-eighth Patriarch, Bodhidharma, who became the First Patriarch in China and brought the Dharma of Chan meditation to China. Continuing through the Thirty-third Patriarch (the Sixth Patriarch in China), Great Master Huineng, at that point "one flower opened five petals. After that comes Five Divisions with Seven Schools, which are the fayan school, the candong school, the yunmen school, the weiyang school, the linji school as well as the huanglong sect and the yangqi sect. Add to that the niutou sect, holy Sanghas of two lands (east [China] and west [India]), the tiantai school, the huayan school, the ceen school, the yujia school, the vinaya school, the lotus society school, and ten contemporary High Sanghans, and the grand total is three hundred thirty-eight Venerable Ones who are introduced. There is also a verse in praise of each Venerable One (regulated Chinese verse form with eight lines containing seven characters each.). From Great Master Yungmingshou, Sixth Patriarch of the Lotus Society School on through the final contemporary Sanghans, Elder Master Guangchin, another verse is added composed of eight lines containing four characters each.). It can be said that these three hundred thirty-eight Venerable Patriarchs are all duly praised. The text is written in the literary style of Chinese and has no punctuation. Add to that liberal doses of Chan banter "enlightened words" and it becomes doubly difficult to comprehend. It is difficult to fathom the deeply esoteric state of those greatly virtuous ones of old. It only be described as ineffable, "and likened to only the person who drinks the water knows whether it is cold or warm."


Actually the Master's explanation of the Portraits of Buddhist Patriarchs comes about from great causes and conditions. In 1958, the Elder Master Hsu Yun mailed this book to the Venerable Master, enclosing a letter which said, "I am sending you this volume of Portraits of Buddhist Patriarchs that I have composed in recent years. Read and remember it well and I hope you will benefit yourself and benefit others and treasure the Way." Actually on the 9th of April in 1956 Elder Master Yun sent a certificate to the Master that named him the ninth Patriarch of the Weiyang School. The letter said, "You are a disciple who is concerned about the preservation of the Dharma and the continuation of the wisdom-life of the Buddhas and Patriarchs. Now, in accord with your vows, I am sending you the Source, the inheritance of the Patriarch's pulse, the Patriarch's Way. Entrusted to you, it will prosper. It is my hope that this transmission will be perpetuated." It is evident that the Master followed his teacher's instructions and explained the Portraits of Buddhist Patriarchs into modern language so that beings could gain the benefit this unprecedented Dharma. That is why I consider these three to be the Master's three most important works. And beings who have the good fortune to be able to read these precious Dharma jewels are truly endowed with blessings!


I generally estimate that the Venerable Master composed over two thousand verses and poems during his life. Every verse is rhymed and evidence the Master's profound prajna wisdom. This is especially true of the unprecedented verses on the lines of the Shurangama Mantra; only someone who had truly entered the Great Shurangama Samadhi would be capable of such explanations. Also the Master's explanation of the Portraits of Buddhist Patriarchs sometimes transcends historical records, leaving the reader wondering if the Master really has the Penetration of Past Lives.

Personal tools